Thứ Ba, 2 tháng 8, 2005

Xung quanh kiến nghị về giảm thuế GTGT cho mặt hàng phân bón

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Xung quanh kiến nghị về giảm thuế GTGT cho mặt hàng phân bón: Không thể giảm thuế trong thời điểm hiện nay, vì sao?

Trước tình hình giá phân bón tăng, nhiều ý kiến kiến nghị nên giảm thuế GTGT từ 5% xuống 0%. Đang tồn tại một thực tế: dù giá trong nước đã tăng nhưng vẫn thấp hơn giá nhập khẩu khiến các DN nhập khẩu không cạnh tranh được. Vậy nếu không nhập khẩu sẽ không đảm bảo cung ứng đủ phân bón phục vụ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, giải pháp giảm thuế để giảm sự chênh lệch giá thành giữa phân bón trong nước so với giá phân bón nhập khẩu có phải là tối ưu?

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, tổng nhu cầu phân bón của nước ta hàng năm trên 7 triệu tấn các loại. Trong đó sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% còn lại trông đợi vào nhập khẩu. Từ tháng 1/2005 giá phân bón thế giới hạ đến 30/3/2005. Nhưng từ giữa tháng 4/2005 giá phân bón thế giới ồ ạt tăng trở lại liên tiếp với mức kỷ lục chưa từng có trong vòng 15 năm qua. Điều này là do diễn biến giá dầu thế giới diễn biến phức tạp và tăng cao, dự báo trong thời gian tới giá phân bón thế giới vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng trở lại. Giá phân bón thế giới từ đầu năm tới nay tăng từ 220 USD/tấn lên 280 USD/tấn (có lúc vượt 300 USD/tấn), đã kéo theo giá trong nước tăng khoảng từ 3.800đ/kg lên 4.800đ/kg. Từ cuối năm 2004 Nhà máy phân đạm Phú Mỹ với công suất lớn đi vào đi vào hoạt động đã có thể đáp ứng phân đạm giá rẻ cho nông dân. Trước tình hình giá thế giới tăng, từ đầu năm 2005 đến nay Nhà máy phân đạm Phú Mỹ đã nhiều lần nâng giá bán, từ 3.700đ/kg lên 3.950đ/kg, đến đầu tháng 4/2005 tăng lên 4.100đ/kg và mới đây tăng lên 4.670đ/kg. Việc điều chỉnh này nhằm xích lại với giá nhập khẩu.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Vậy nhưng như đã nói ở trên, giá thành phân bón nhập khẩu lại cao do giá thế giới tăng cao, nên một số DN nhập khẩu lớn đang chững lại không giao dịch để ký kết hợp đồng. Các chuyên gia nhận định nếu không có giải pháp xử lý kịp thời tạo điều kiện cho các DN yên tâm nhập khẩu, khả năng thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra.

Giá tăng không phải do thuế

PGS. TS Bạch Thị Minh Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế - Bộ Tài chính cho rằng Giá cả phân bón trong nước tăng cao không phải do thuế mà chính là phụ thuộc vào giá phân bón nhập khẩu và cơ chế điều hành phân phối. Dù trong nước đã sản xuất được phân bón giá rẻ nhưng nông dân vẫn chịu thiệt thòi phải mua với giá cao để đảm bảo nguồn cung cấp phân bón, nếu nhập khẩu bị lỗ thì các nhà nhập khẩu phân bón không nhập khẩu. Vì vậy việc đề nghị giảm thuế GTGT phân bón xuống 0% là chưa phù hợp, vì khi giảm thuế chưa chắc giá phân bón trong nước đã giảm theo, nhất là khi kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường, giá cả phân bón không phải mặt hàng Nhà nước quản lý mà do DN tự quyết định, do thị trường chi phối. Giá cả thị trường thường bị tắc động bởi rất nhiều yếu tố như cung cầu tỷ giá ngoại thanh toán hàng nhập khẩu, thậm chí bị tác động bởi yếu tố tiêu cực như đầu cơ, tích trữ để trục lợi. Do đó nếu giảm thuế phân bón thì người nông dân chưa chắc đã được hưởng lợi trong khi đó Nhà nước mất nguồn thu rất lớn. Bà Huyền dẫn lại ví dù khá sinh động là đầu năm 2004 khi Quốc hội quyết định giảm thuế GTGT đối với mặt hàng bia hơi từ 50% xuống 30% nhưng trên thực tế giá bia hơi trên thị trường không hề giảm. Như vậy khi Quốc hội có ý bảo vệ người tiêu dùng thì lợi ích lại rơi vào các khâu trung gian. Mặt khác, vẫn theo bà Huyền giảm thuế GTGT xuống 0% cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế vì thuế suất GTGT 0% chỉ áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu mà không áp dụng đối với hàng hoá tiêu dùng nội địa.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Trước nhiều ý kiến kiến nghị giảm thuế GTGT từ 5% xuống 0%, ngày 5/4/05 Bộ Tài chính đã có công văn 3920/TC-CST gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị không giảm thuế GTGT đối với mặt hàng bón. Ngày 13/6/2005 Văn phòng Chính phủ có công văn 3235/VPCP - KTTH gửi các Bộ: Thương mại, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đồng ý với ý kiến của Bộ Tài chính về việc không giảm thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón. Theo các chuyên gia thì đây là quyết định phù hợp trong bối cảnh hiện nay nhằm góp phần ổn định thị trường phân bón trong nước. Một trong những giải pháp được nhiều người lưu tâm là nâng giá sản xuất phân bón trong nước để phù hợp với giá phân bón nhập khẩu. Việc làm này là có cơ sở bởi hiện nay một số nhà máy sản xuất phân bón với công suất lớn vẫn đang được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu vào (khí gas sản xuất phân bón trong nước). Khi không hỗ trợ đầu vào các DN sản xuất phân bón có thể nâng giá cho phù hợp giá thế giới. Một giải pháp nữa là nâng cao năng lực sản xuất phân bón của các DN trong nước để hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Đồng thời các địa phương chỉ đạo hệ thống phân bón đến người tiêu dùng để tránh qua quá nhiều khâu trung gian khiến giá phân bón bị đẩy lên cao. Bộ Nông nghiệp và Phát trỉên nông thôn cũng đưa ra giải pháp 3 giảm và 3 tăng. Trong đó quan trọng nhất là giảm lượng phân bón đang được sử dụng một cách không khoa học ảnh hưởng đến môi trường, hiệu quả, tốn kém.

”Nếu không tính toán cụ thể, lường trước được tình hình giá cả có thể xẩy ra sẽ làm cho việc điều hành thị trường càng trở nên phức tạp và rối loạn hơn. Giả thiết giảm thuế suất GTGT đối với phân bón từ 5% xuống 0% thì các DN sản xuất kinh doanh phân bón trong nước (như Nhà máy phân đạm Phú Mỹ) không những không phải nộp thuế GTGT đầu ra mà còn được hoàn thuế GTGT đầu vào, như vậy, sự chênh lệch giữa giá thành phân bón trong nước so với giá phân bón nhập khẩu vốn đã lớn lại càng lớn hơn , các DN nhập khẩu phân bón sẽ không yên tâm nhập khẩu. Do đó nguy cơ mất cân đối cung cầu phân bón càng lớn và rất khó có giải pháp dung hoà, việc xử lý, điều hành thị trường phân bón càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn”.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

(PGS. TS Bạch Thị Minh Huyền, Phó Vụ trưởng - Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính)

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?