Categories
- Giáo trình nguyên lý kế toán
- Kế toán quản trị
- Kế toán tài chính
- Lý thuyết kế toán
- Một số loại thuế và lệ phí
- Nhập môn kế toán
- Tài liệu kế toán
- thong-tin-kinh-te
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế thu nhập Doanh Nghiệp
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất nhập khẩu
- tin-bai-ve-thue
Hỗ Trợ Liên Kết
Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2008
Tính ưu việt của Thuế Thu nhập cá nhân
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toánThuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế phổ biến trên thế giới và đã có lịch sử hàng trăm năm. Thời kỳ mới ban hành, các nước thường đánh thuế vào đối tượng dễ đo lường được như đất đai, tài sản, hàng hoá... Thuế TNCN đầu tiên được áp dụng tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó là Vương quốc Anh vào năm 1799, Đức áp dụng năm 1808. Hoa Kỳ áp dụng loại thuế này muộn hơn nhưng cũng từ năm 1864. Các nước châu Âu còn lại và úc, Newzealand, Nhật Bản cũng áp dụng thuế TNCN vào nửa cuối thế kỷ 19. Các nước châu á như: Thái Lan áp dụng năm 1939, Philipin năm 1945, Hàn Quốc năm 1948, Indonesia năm 1949, Trung Quốc năm 1984; Những nước Đông Âu thuộc các nền kinh tế chuyển đổi như Rumani năm 1990, Nga năm 1991, Ba Lan năm 1992... cho đến nay đã có 180 nước áp dụng thuế TNCN.
Thuế TNCN có diện điều chỉnh rộng, áp dụng đối với hầu hết cá nhân có thu nhập. Thu nhập chịu thuế rất đa dạng, bao gồm: thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ kinh doanh; từ đầu tư gián tiếp như cho vay, tham gia mua cổ phần, góp vốn liên doanh; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản; thu nhập về trúng thưởng, từ tiền bản quyền; thu nhập từ quà biếu, quà tặng, thừa kế. Do đặc điểm của thuế TNCN có tính đến khả năng của người nộp thuế, hướng tới mục tiêu công bằng xã hội nên bên cạnh các loại thu nhập chịu thuế, luật thuế của nhiều nước có quy định cụ thể một số khoản thu nhập không chịu thuế, một số khoản thu nhập được miễn thuế cùng với quy định về giảm trừ gia cảnh.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Các nước châu Âu đã coi thuế TNCN là “Nữ hoàng”, ở châu á như Nhật Bản lại gọi thuế TNCN là “Vua” của các loại thuế. Sắc thuế này có vị trí quan trọng bậc nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trước hết, loại thuế này thường chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của ngân sách nhà nước như: thuế TNCN của Mỹ chiếm 56% tổng thu, Đức và Thụy Điển 45%, Anh 36%, Nhật 29%, Pháp 28%. Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của một số nước châu á đang phát triển có thấp hơn như: Philippin 17%, Malaysia 15%, Thái Lan 13%.
Thứ hai, cùng với khả năng huy động nguồn thu, thuế TNCN còn có chức năng quan trọng hơn, đó là điều tiết, phân phối lại thu nhập trong xã hội. Việc điều tiết được thiết kế phù hợp với khả năng đóng góp của cá nhân, trên cơ sở xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của người nộp thuế: đảm bảo người có thu nhập thấp thì chưa nộp thuế, người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau, nhưng nếu có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn.
Thứ ba, việc thiết kế biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với những thu nhập chủ yếu như thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công đảm bảo chính sách điều tiết được công bằng. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được thiết kế theo mức độ tăng dần về thu nhập tính thuế và thuế suất, do đó số thuế phải nộp cũng luỹ tiến tăng theo, đảm bảo công bằng xã hội. Đây là đặc điểm riêng có của thuế TNCN, vì các sắc thuế khác đều qui định thuế suất toàn phần mà thuế suất này có nhược điểm điều tiết bình quân trong mọi trường hợp, không phân biệt giàu nghèo.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Thứ tư, tính nhân văn của loại thuế này cũng được thể hiện ở chỗ: Ngoài việc áp dụng các mức giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế còn được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với những khoản chi đóng góp từ thiện, nhân đạo, hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục, khuyến khích người có thu nhập cùng chung sức với Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam, Luật Thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 (số 04/2007/QH12), Chủ tịch nước đã có Lệnh công bố số 13 /2007/L-CTN ngày 05/12/2007 và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Luật Thuế thu nhập của cá nhân của Việt Nam được thể hiện với những điểm mới là:
1- Về đối tượng nộp thuế: cá nhân kinh doanh đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và một số thu nhập theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành sẽ được điều chỉnh bởi Luật Thuế TNCN. Ngoài ra, có bổ sung thêm đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ thừa kế, quà tặng.
2- Thu nhập chịu thuế được mở rộng đối với các khoản như: thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trong đó có chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở; chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; một số khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng; thu nhập từ trúng thưởng trong các hình thức cá cược, sòng bạc.
3- Thay việc áp dụng mức khởi điểm chịu thuế bằng qui định về giảm trừ gia cảnh và mở rộng áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.
4- Người nộp thuế được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học; khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa.
5- Xác định cụ thể về thu nhập tính thuế để bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt là khi xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú: Ngoài khoản giảm trừ gia cảnh, thu nhập này còn được trừ thêm các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo để áp dụng theo biểu thuể luỹ tiến từng phần.
6- Qui định riêng về thu nhập tính thuế, biểu thuế giữa các cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Thống nhất nghĩa vụ thuế giữa người Việt Nam và người nước ngoài./.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
nguồn : gdt.gov.vn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài Xem Nhiều Nhất
-
Với hầu hết các ý kiến phản hồi tích cực về tính hiệu quả của sự kiện, cộng đồng DN mong muốn Cục Thuế TP HCM duy trì đều đặn việc tổ chức “...
-
Đối thoại doanh nghiệp về thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan năm 2014 Với mục đích đối thoại để nắm bắt, giải quyết các...
-
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP HÀ NỘI với thương hiệu KẾ TOÁN HÀ NỘI. KẾ TOÁN HÀ NỘI chuyên : Đào Tạo Kế Toán thực tế ...
Lưu trữ Blog
-
▼
2008
(117)
-
▼
tháng 2
(7)
- Cải cách hành chính tạo thuận lợi nhất cho người n...
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: “Chúng tôi vẫn lo một ...
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: “Giảm xuống mức 25% là...
- Giảm thuế thu nhập: Doanh nghiệp sẵn sàng nộp thuế...
- Sẽ công bố lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô
- 2008, trình phương án giảm thuế thu nhập doanh ngh...
- Tính ưu việt của Thuế Thu nhập cá nhân
-
▼
tháng 2
(7)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét