Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Từ năm 2011, nông dân có tiếp tục được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Chỉ còn hơn 4 tháng nữa sẽ kết thúc thời hạn miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân theo Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội. Theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thì hạng đất tính thuế được ổn định trong 10 năm. Nhưng đến nay, việc phân lại hạng đất tính thuế qua 17 năm thực hiện vẫn được giữ ổn định do nông dân được hưởng chính sách miễn, giảm thuế theo quy định trên. Mặt khác, theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thì căn cứ vào bản kê khai của hộ nộp thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế và lập sổ thuế. Sổ thuế được duyệt là căn cứ để thu thuế. Thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Trước thời hạn nộp thuế ít nhất là 10 ngày, cơ quan trực tiếp thu thuế phải gửi thông báo quy định rõ địa điểm, thời gian và số thuế phải nộp cho từng hộ nộp thuế. Kết thúc năm thuế, cơ quan trực tiếp thu thuế phải quyết toán kết quả thu thuế của từng hộ và báo cáo quyết toán thuế bằng văn bản với cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời niêm yết công khai cho nhân dân biết. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật quản lý thuế thì người nộp thuế phải tự đăng ký, kê khai, tính thuế và nộp thuế. Như vậy, việc lập sổ bộ thuế, tính thuế, ra thông báo về số tiền thuế phải nộp và thanh quyết toán thuế cho người nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp có nhiều điểm không còn phù hợp với quy định tại Luật quản lý thuế nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, bổ sung. Ngoài ra, về công tác quản lý thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng năm phải sử dụng đội ngũ cán bộ uỷ nhiệm thu tại xã, phường là rất lớn. Hàng năm Nhà nước phải bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ phục vụ cho công tác phân hạng đất tính thuế, lập sổ thuế, tính thuế, ra thông báo thu và thanh quyết toán thuế đến từng hộ gia đình nông dân. Tại nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa thì khoản thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp không đủ bù đắp khoản kinh phí phục vụ cho công tác quản lý thu thuế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Bên cạnh đó, những năm trước đây, ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các khoản thu ngân sách Nhà nước. Nếu tạm tính theo số thuế ghi thu của cả nước và giá thóc thuế bình quân trên thị trường thì khoản thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng thu ngân sách từ các loại thuế khác.

Qua 7 năm (từ năm 2004 đến 2010) thực hiện chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện chính sách "khoan sức dân cho nông dân" đã làm giảm bớt một phần khó khăn cho người nông dân, từ đó làm cho người nông dân thêm phấn khởi, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, xuất khẩu gạo hàng hoá hàng năm tăng cao. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới trong xuất khẩu gạo. Đối với đa số hộ nông dân, việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng góp phần trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay do Đảng và Nhà nước phát động.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Để tiếp tục thực hiện chính sách "khoan sức dân" của Đảng và Nhà nước, nhiều người cho rằng Nhà nước cần tiếp tục gia hạn thời gian miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân, tiến tới trong một tương lại không xa khi nền kinh tế phát triển có thể Nhà nước sẽ không thu thuế đối với người nông dân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. Hy vọng rằng trong thời gian còn lại của năm 2010, Chính phủ sẽ trình Quốc Hội để có quyết định hợp tình, hợp lý về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp. Một khoản thu tuy nhỏ, nhưng liên quan đến hàng triệu hộ nông dân./.


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?