Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Luật Quản lý thuế (sửa đổi):Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo nghiêm pháp luật về thuế



Trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 25-10 về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định: Luật Quản lý thuế sửa đổi theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, khuyến khích sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trường nhưng đồng thời phải đảm bảo chấp hành nghiêm pháp luật về thuế và tăng cường hiệu lực của công tác quản lý thuế.

Hầu hết các ý kiến phát biểu đều nhất trí với Dự thảo Luật và Báo cáo thẩm tra chỉnh lý của dự thảo vào Luật Quản lý thuế.

Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung xoay quanh một số vấn đề như: Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, thời hạn bảo lãnh; thẩm quyền của QH, Ủy ban Thường vụ QH trong việc quyết định gia hạn nộp thuế; trách nhiệm của các cơ quan quản lý thuế trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế; về xử lý các việc chậm nộp tiền thuế, xử phạt đối với các hành vi khai sai…

Về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Điều 42 nhận được góp ý của một số đại biểu. Đại biểu Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng) cho rằng, dự thảo Luật lần này sửa đổi theo hướng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp tiền thuế trước khi được thông quan giải phóng hàng hóa, như vậy một mặt là hạn chế hiện tượng lợi dụng chính sách gia hạn thuế để cố tình nợ thuế, đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật về thuế.

Tuy nhiên, đại biểu Thân Đức Nam, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) băn khoăn cho rằng quy định này sẽ phần nào ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích xuất khẩu gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đại diện cơ quan soạn thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã tham gia giải trình làm rõ thêm về vấn đề này.

Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, Luật hiện hành hiện nay cho ân hạn 275 ngày nhưng ân hạn 275 ngày này kèm với việc thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện đó là phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc phải là những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan và không nợ tiền thuế. Như vậy, luật hiện hành cũng đã nêu 2 trường hợp khác nhau, trường hợp chấp hành tốt pháp luật hải quan và không nợ thuế thì không phải bảo lãnh, còn trường hợp thứ hai thì phải bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết: Về bản chất Luật sửa đổi với Luật hiện hành giống nhau ở một số điểm đó là: Đối với hàng nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đều cho phép có ân hạn thuế 275 ngày, có khác là Luật sửa đổi đề xuất với QH là tất cả các loại này đều phải nộp phí bảo lãnh.

Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ trong số DN chấp hành tốt pháp luật hải quan và không nợ thuế thì có khoảng 20% thường xuyên chây ỳ và vi phạm các điều, khoản liên quan đến chấp hàng nghĩa vụ thuế này. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến thời điểm tháng 9 cả nước có 311.943 lô hàng nhập khẩu nhiên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và 5.752 hợp đồng gia công hàng xuất khẩu.

‘Cho đến ngày 30-9 vẫn còn 5.784 lô hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và 961 hợp đồng gia công xuất khẩu thuộc diện doanh nghiệp chấp hành tốt vẫn chưa tiến hành thanh khoản với số tiền nợ thuế quá hạn là 1.497 tỷ đồng, trong đó số của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh đã và đang bị điểu tra khởi tố mà không có khả năng thu hồi là 500 tỷ đồng. Số 500 tỷ này là khả năng mất hẳn’ Bộ trưởng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, đại biểu QH tỉnh Lạng Sơn, bày tỏ đồng tình với một số ý kiến phát biểu trước đó về vấn đề ân hạn thuế. Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ đã tổ chức một số cuộc làm việc với các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề đều bày tỏ sự lo ngại với việc chúng ta có thay đổi điều quy định này. Riêng về Hiệp hội Da giày cho rằng, nếu như áp dụng quy định này thì một năm sẽ tăng chi phí của ngành da giày lên 600 triệu đô la, trong khi kim ngạch thì khoảng 6 tỷ đô la.

Giải đáp làm rõ thêm trên cơ sở những số liệu cụ thể từ Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, nếu như trường hợp phải có bảo lãnh với số liệu Bộ Tài chính tính toán thì năm 2011 tổng giá trị kim ngạch nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu khoảng 6,2 tỷ đôla. Trong số này chỉ có 2,1 tỷ đôla phải chịu thuế nhập khẩu, còn lại là miễn thuễ nhập khẩu.

"Với mức thuế suất của khu vực ASEAN là 5%, ngoài ASEAN là từ 6% đến 10%- 11% với mức bình quân khoảng 6% thì tổng số thuế phải nộp của số này chỉ có 126 triệu đôla tiền thuế. Với mức bảo lãnh là 0,05%/1 tháng tính trên 126 triệu đôla này thì không thể nào có con số chi phí tăng lên như hiệp hội ngành hàng đó báo cáo. Chúng tôi tính ra nó chỉ bằng 0,013%, chi phí tăng thêm chỉ 0,013% thôi”, Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, đây là vấn đề rất quan trọng và cần phải có tính toán kỹ trên cơ sở số liệu chính xác. Bộ trưởng đề nghị Thường vụ QH báo cáo với QH xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng để có quyết định theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, khuyến khích sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trường nhưng đồng thời phải đảm bảo chấp hành nghiêm pháp luật về thuế và tăng cường hiệu lực của công tác quản lý thuế.




Nguồn : gdt.gov.vn

Blog mang tính chất chia sẻ thông tin của tổng cục thuế. copy bài đã để lại nguồn.
Bài copy đã có chỉnh sửa cho phù hợp với blog, nội dung vẫn như cũ





Kế toán 247 - Kế toán Hà Nội
Công ty CP nghiên cứu và hỗ trợ Doanh Nghiệp Hà Nội
Cung cấp dịch vụ kế toán thuế - Đào tạo kế toán tổng hợp thực tế
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?