Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Bộ Tài chính: Lắng nghe tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế



Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) hoạt động là một mục tiêu đã và đang được Bộ Tài chính quan tâm thúc đẩy. Đáp lại sự cầu thị này, nhiều khúc mắc và nguyện vọng đã được phía DN bày tỏ và chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mong muốn thủ tục thuế đơn giản thuận tiện hơn nữa

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay, có khoảng trên dưới 400.000 DN đang duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo được nguồn thu và có đóng góp chung vào ngân sách Nhà nước. Trong thời gian qua, ngành thuế đã đẩy mạnh cải cách hành chính, thể hiện rõ trong phương châm của ngành chuyển dịch từ "thu đúng, thu đủ, thu kịp thời" sang "nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời" theo đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của người nộp thuế trong việc hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, đa số DN ghi nhận quá trình cải cách thủ tục hành chính của ngành Thuế trong thời gian qua, tuy vậy vẫn có ý kiến cho rằng hồ sơ, thủ tục vẫn còn rườm rà. DN rất cần được sự hỗ trợ, tiếp sức của Nhà nước thông quan chính ách thuế để DN vượt quan gian đoạn khó khăn hiện nay.

Các DN cũng nêu lên một số bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ DN, chính sách thuế hiện nay.

Cụ thể là khi áp dụng chính sách đối với DN nhỏ (Theo Nghị định 92/2013/NĐ-CP ban hành ngày 13/8/2013) thì chưa hiệu quả và triệt để vì trong thực tế nhiều DN mặc dù có số lao động lớn hơn 30 (Theo luật là không phải doanh nghiệp nhỏ) nhưng doanh thu hàng năm lại rất thấp (Thấp hơn nhiều so với mức 20 tỷ đồng, mốc quy định DN nhỏ) mà vẫn không được hưởng chính sách ưu đãi thuế đối với DN nhỏ.

Hiện tại nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, các DN nêu kiến nghị Nhà nước nên áp dụng chính sách ưu đãi thuế cho DN có doanh thu hàng năm dưới 20 tỷ đồng thay vì áp dụng cho các DN nhỏ. Điều này rất có ý nghĩa vì các DN cần hỗ trợ là DN có khó khăn về tài chính chứ không phải DN có số lượng lao động ít.

Thứ hai, vấn đề được DN quan tâm là, cơ quan thuế khi xác định các khoản phải thu đối với DN kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp cần có sự tính toán và phân chia rõ ràng, minh bạch cho từng loại đất như: Văn phòng, trang trại, ao hồ để DN biết và nộp đúng số thuế của đơn vị mình, tránh tình trạng đánh đồng các loại đất và thu ở mức cao gây khó khăn cho DN.

Thứ ba, DN ngành chăn nuôi cho rằng hiện nay đang rất khó khăn và đề nghị Nhà nước hỗ trợ với hình thức bỏ thuế GTGT đối với thức ăn đầu vào (5%) và thuế phải nộp khi đơn vị bán sản phẩm cho nhà máy chế biến (5%) (Qui định tại điểm C, khoản 2, điều 8 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12; Điểm C, khoản 2, điều 6 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ; Khoản 3, điều 10 thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính. Nên hạn chế việc giãn thuế và thay vào đó là xem xét để tăng sự miễn và giảm thuế cho các doanh nghiệp vì doanh nghiệp được giãn thuế sẽ phải tăng chi phí theo dõi khoản thuế được giãn và tăng gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp khi đến kỳ nộp thuế

DN gặp khó khi hoàn thuế

Về hoàn thuế, nhiều DN có ý kiến, cơ quan thuế nên phân loại cho các DN, DN nào có truyền thống thực hiện tốt, không mắc vi phạm về thuế thì cần được tạo điều kiện thuận lợi trong khâu kiểm tra và xét hoàn thuế.

Cơ quan thuế cũng cần phải tăng cường khâu tuyên truyền và cập nhật thông tin về các DN đã mua hóa đơn không hợp pháp trên thị trường để cộng đồng DN nắm rõ tránh trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sau khi được hoàn thuế, lại bị cơ quan thuế truy thu, gây ảnh hưởng xấu đến DN.

Về các hoạt động thanh, kiểm tra, DN đề nghị cơ quan thuế trong tình hình khó khăn này cần hạn chế công tác thanh tra, đặc biệt đối với các DN có truyền thống thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về thuế, tránh việc kiểm tra chồng chéo. Quá trình thanh, kiểm tra cần có kế hoạch sớm từ đầu năm và có sự phối hợp cùng các cơ quan khác nhằm giảm thiểu thời gian, dàn trải gây phiền hà cho DN.

Ngành Thuế tăng cường hỗ trợ DN

Chia sẻ khó khăn với DN, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng đã nhiều lần chia sẻ khó khăn, ghi nhận những khúc mắc của DN và cho biết một số giải pháp tháo gỡ đã và đang được ngành Thuế triển khai.

Cụ thể, Bộ Tài chính chỉ đạo ngành Thuế tiếp tục Cải cách công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ nộp và hoàn thuế, nâng cao việc áp dụng các hình thức khai và triển khai nộp thuế qua mạng, sử dụng dịch vụ tư vấn, khai và nộp thuế … nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực phát sinh từ quá trình khai và hoàn thành nghĩa vụ thuế. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền về thuế và pháp luật thuế; xem xét kết hợp các chính sách hỗ trợ DN phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt đối với DN nhỏ và vừa, gặp khó khăn của nền kinh tế.

Được biết, Luật Quản lý thuế sửa đổi vừa có hiệu lực (từ 1/7/2013) đã góp phần giảm tải thời gian, quy trình thủ tục cho DN. Trong đó có thể lượng hóa được thuận lợi DN được hưởng từ quy trình thủ tục thuế. Ví dụ giảm tần suất kê khai thuế giá trị gia tăng từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với người nộp thuế quy mô nhỏ và vừa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số 25/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ.

Thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế cũng được rút ngắn từ 5 ngày xuống 3 ngày làm việc.




Nguồn : gdt.gov.vn

Blog mang tính chất chia sẻ thông tin của tổng cục thuế. copy bài đã để lại nguồn.
Bài copy đã có chỉnh sửa cho phù hợp với blog, nội dung vẫn như cũ





Kế toán 247 - Kế toán Hà Nội
Công ty CP nghiên cứu và hỗ trợ Doanh Nghiệp Hà Nội
Cung cấp dịch vụ kế toán thuế - Đào tạo kế toán tổng hợp thực tế
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?