Thứ Hai, 6 tháng 7, 2009

Triển khai luật thuế TNCN: Đề xuất khắc phục một số vướng mắc

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Luật Thuế TNCN đã đi vào cuộc sống được hơn 6 tháng. Mặc dù Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn bổ sung cho phù hợp, nhưng qua thực tế thực hiện, vẫn còn một số vướng mắc, xin được nêu ra để cùng trao đổi, từ đó kiến nghị giải pháp xử lý.

Trước hết là sự khuyết thiếu các hướng dẫn thực hiện quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nước ngoài là đối tượng cư trú, vào làm việc tại Việt Nam từ sau 31/1/2008. Theo quy định của Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao trước đây và Luật Thuế TNCN mới, đối tượng này phải thực hiện quyết toán thuế TNCN năm thứ nhất cho thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt Nam. Như vậy, trong năm tính thuế đầu tiên, các đối tượng này bị điều chỉnh bởi hai văn bản luật cho hai khoảng thời gian khác nhau (năm 2009 tính theo Pháp lệnh thuế thu nhập cao và năm 2009 theo Luật Thuế TNCN). Vì hai văn bản pháp luật này có phương pháp tính thuế và mức thuế huy động khác nhau nên khi quyết toán thuế phải tách quyết toán làm hai khoảng thời gian riêng cho từng năm. Trường hợp người nộp thuế có thu nhập ổn định cho cả 12 tháng thì không có vấn đề gì, nhưng nếu thu nhập khác nhau, sẽ nảy sinh vấn đề mới là xác định thu nhập bình quân tháng để tính thuế thu nhập cho từng năm. Vậy nên cộng thu nhập của 12 tháng liên tục để chia bình quân hay thu nhập của năm nào tính bình quân riêng cho thời gian của năm đó, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, gây lúng túng khi thực hiện.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Thứ hai là, vướng mắc về việc trừ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với thu nhập nhận tại nước ngoài của người nước ngoài thuộc đối tượng cư trú theo Luật Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của nước ngoài. Nếu các mức này khác với quy định của Việt Nam thì xử lý như thế nào cũng cần quy định rõ. Theo số liệu thống kê của Cục Thuế Bắc Ninh, ở Nhật Bản đang trích từ 16-18% trên thu nhập nhận ở nước ngoài trong khi quy định của Việt Nam là 6% nên đang gây nhiều vướng mắc.

Thứ ba là, việc miễn thuế đối với chuyển nhượng nhà đất, trong trường hợp đối tượng chuyển nhượng có một nhà đất duy nhất. Theo quy định hiện nay, căn cứ xác định là do người chuyển nhượng tự kê khai và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế căn cứ này rất bấp bênh vì rất khó kiểm soát đối với người có nhà đất ở hai địa phương khác nhau. Ngay cả chính quyền xã, phường cũng không đủ căn cứ về độ tin cậy khi xác nhận về việc này, dẫn đến khả năng thất thu rất lớn.

Thứ tư là, vướng mắc xung quanh quy định yêu cầu cá nhân khi thực hiện chuyển nhượng cổ tức bằng cổ phiếu phải có trách nhiệm kê khai lại với cơ quan thuế nơi cư trú để được tính thuế. Quy định này làm cho công tác quản lý thuế vừa phức tạp, khó khăn, nhưng hiệu quả rất thấp. Bởi lẽ, cổ phiếu do cá nhân quản lý và thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ bán vào thời gian nào, cơ quan thuế không thể theo dõi và kiểm soát được. Mặt khác, trong trường hợp tổ chức trả cổ tức ở địa phương khác với nơi cá nhân cư trú, cơ quan thuế không quản lý được thì khả năng thất thu rất lớn.

Thứ năm là, một số mẫu tờ khai các chỉ tiêu kê khai còn thiếu hoặc chưa phù hợp, do đó cơ quan thuế khó có thể phân tích, đánh giá việc chấp hành chính sách thuế của tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế. Cụ thể ở Mẫu số 02/KK-TNCN, mục tiêu của tờ khai này nhằm yêu cầu tổ chức chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân cư trú, thực hiện kê khai số thuế TNCN phát sinh trong tháng, làm căn cứ để cơ quan thuế quản lý thu thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân bao gồm các công đoạn như: đôn đốc thu nộp, xử lý việc chậm nộp, phân tích, đánh giá viêc khai theo luật định. Tuy nhiên, với các thông tin tại Mẫu số 02/KK-TNCN hiện hành, cơ quan thuế rất khó đạt được các yêu cầu của việc quản lý, bởi thiếu các chỉ tiêu phản ánh chi tiết số người thuộc diện chịu thuế, mức thu nhập của từng cá nhân, các khoản thu nhập được giảm trừ, số thuế phải khấu trừ, nên rất cần được sửa đổi bổ sung.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Với Mẫu số 05/KK-TNCN, tờ khai quyết toán thuế TNDN (dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương). Mục tiêu của tờ khai quyết toán nhằm xác định chính xác thu nhập, các khoản được trừ, thu nhập tính thuế, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế nộp thừa hay thiếu. Tuy nhiên, với các chỉ tiêu tại mẫu số 05/KK-TNCN hiện hành chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, nếu khai thác ở bảng kê kèm theo chỉ nắm được tổng thu nhập, số người được giảm trử, thuế đã khấu trừ, mà không thể nắm được các chỉ tiêu quan trọng khác như: số thuế nộp thừa, thiếu năm trước chuyển sang; thu nhập tính thuế; số thuế phát sinh không phải nộp trong năm; số thuế nộp thừa hay thiếu chuyển sang năm sau. Vì vậy, không thể phân tích đánh giá việc tổ chức, cá nhân kê khai đúng hay sai.

Để góp phần nhanh chóng xử lý những vấn đề vướng mắc và chưa phù hợp nêu trên, xin đề xuất hướng xử lý như sau:

Về vấn đề quyết toán thuế năm thứ nhất đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài đến công tác tại Việt Nam sau ngày 31/1/2008 và kéo dài đến năm 2009, đề nghị tách thời gian quyết toán làm hai thời kỳ là 2008 và 2009 vì mỗi năm áp dụng một văn bản luật khác nhau; theo đó thu nhập tính thuế bình quân tính theo số thực thu nhập theo thời gian của từng năm, không nên chia đều cho 12 tháng vì phương pháp tính thu nhập chịu thuế của Pháp lệnh thuế thu nhập cao và Luật Thuế TNCN khác nhau.

Về số tiền trích bảo hiểm xã hội, y tế đối với khoản thu nhập nhận tại nước ngoài của người nước ngoài, đề nghị cho trừ theo mức trích thực tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế của nước mà cá nhân nhận thu nhập, kèm theo điều kiện có chứng từ chứng minh để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Về việc miễn thuế TNCN đối với trường hợp chuyển nhượng một nhà, đất duy nhất, trên thực tế hiện nay rất khó kiểm tra tính chính xác và trung thực, mà chỉ hoàn toàn dựa vào sự tự giác của người khai thuế, do đó tính rủi ro thất thu thuế rất cao. Vì vậy nên chuyển đối tượng này từ được miễn thuế sang được giảm 50% số thuế phải nộp là phù hợp, nhằm hạn chế thất thu thuế, đồng thời vẫn kiểm kê kiểm soát được hoạt động chuyển nhượng kinh doanh bất động sản.

Đối với quy định trường hợp cá nhân có thu nhập từ cổ tức, đề nghị thu ngay khi cá nhân nhận cổ phiếu tính theo số thu nhập cổ tức thực nhận, trên cơ sở yêu cầu cơ quan chi trả thu nhập kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả cổ tức. Thực hiện quy định sửa đổi này, cơ quan thuế sẽ quản lý sát tổ chức, cá nhân nhận cổ phiếu, nắm chắc được số lượng cá nhân và số tiền thu nhập mỗi cá nhân nhận được để thu thuế kịp thời, khắc phục triệt để việc rủi ro thất thu thuế do cá nhân không tự giác kê khai.

Về “Bảng kê thu nhập và tính thuế TNCN dùng cho cá nhân có thu nhập từ lương, tiền công phải khấu trừ thuế - ký hiệu 02A/BK-TNCN” tại tờ khai thuế TNCN số 02/BK-TNCN, đề nghị bổ sung thêm các chỉ tiêu phản ánh gồm: Tên đối tượng nộp thuế; mã số thuế; tổng thu nhập (thu nhập nhận tại Việt Nam: lương, thưởng, thu nhập khác; thu nhập nhận ở nước ngoài); giảm trừ gia cảnh; các khoản được trừ (BKXH, BHYT, chi cho hoạt động từ thiện khác); thu nhập tính thuế; thuế thu nhập phải khấu trừ. Từ các thông tin của bảng kê này sẽ giúp cơ quan thuế đánh giá, phân tích được thu nhập (nhất là thu nhập của người nước ngoài) việc kê khai, khấu trừ thuế của từng cá nhân.

Với tờ khai quyết toán thuế TNCN, mẫu số 05/KK-TNCN, phần A thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động cần thiết phải sửa chỉ tiêu 6 thành “Tổng số thuế thu nhập phải khấu trừ”, bổ sung thêm các chỉ tiêu: Chỉ tiêu 7: số thuế nộp thuế hoặc thừa năm trước chuyển sang; Chỉ tiêu 8: số thuế đã nộp ngân sách trong năm; Chỉ tiêu 9: số thuế nộp thiếu hoặc thừa chuyển năm sau.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Nguyên do của việc bổ sung các chỉ tiêu trên vì trong thực tế, thu nhập của cá nhân không đều cho mỗi tháng, riêng đối với người nước ngoài, phần thu nhập nhận được ở nước ngoài thường cuối năm mới xác định được chính xác. Vì vậy, hàng tháng các đơn vị chi trả thu nhập thường tạm khấu trừ. Do đó khi quyết toán sẽ phát sinh số thực tế phải khấu trừ thấp hoặc cao hơn số đã nộp ngân sách, dẫn đến phát sinh số nộp thừa, thiếu chuyển năm sau.

Đối với bảng kê 05/BK-TNCN kèm theo tờ khai quyết toán thuế, cần bổ sung thêm các chỉ tiêu sau: Tên đối tượng nộp thuế, mã số thuế; tổng thu nhập (trong đó thu nhập tại Việt Nam (lương, thưởng, thu nhập khác; thu nhập nhận ở nước ngoài); giảm trừ gia cảnh; các khoản được trừ (BHXH, BHYT, chi cho hoạt động từ thiện...); thu nhập tính thuế: thu nhập phải khấu trừ. Với các chỉ tiêu này, cơ quan thuế sẽ nắm chắc được các căn cứ quyết toán thuế của từng đối tượng nộp thuế.


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?