Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009

Cưỡng chế nợ thuế: Chưa đủ chế tài xử lý

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính là các biện pháp mà cơ quan thuế áp dụng nhằm thu hồi tiền thuế, tiền phạt của các đon vị, cá nhân nợ NSNN đã quá 90 ngày hoặc đã hết thời hạn được gia hạn nộp thuế... Thời gian qua, trên cơ sở qui định của Luật Quản lý thuế, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính và Quy trình hướng dẫn của Tổng cục Thuế, cơ quan thuế địa phương đã triển khai thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế và bước đầu gặt hái một số kết quả, số nợ thuế có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế, thiết nghĩ vẫn còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu để hoàn thiện.

Hiện tại, Tổng cục Thuế đã ban hành Quy trình cưỡng chế nợ thuế quy định trình tự, thủ tục tiến hành khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, tuy nhiên vướng mắc đầu tiên của việc thực hiện quy trình là việc xác minh thông tin của người nợ thuế để làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế. Theo quy định, doanh nghiệp chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc vài tài khoản tiền gửi khi đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. Việc đăng ký tài khoản đó không mang tính bắt buộc mà do doanh nghiệp tự khai rồi điền thông tin theo mẫu in sẵn. Do đó, khi muốn tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh “bỏ sót” tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. Hàng tháng, việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phát sinh khá nhiều, không chỉ làm mất thời gian và mất công sức của các ngân hàng, mà còn làm gián đoạn việc xử lý cưỡng chế do phải chờ ngân hàng cung cấp thông tin.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Để khắc phục bất cập này, nên chăng cần bổ sung quy định bắt buộc người nộp thuế phải đăng ký tất cả các tài khoản tiền gửi khi đăng ký mã số thuế hoặc đăng ký tài khoản giao dịch khi phát sinh mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên; đồng thời quy định ghi rõ nơi mở tài khoản khi lập bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Quy định này vừa giúp cơ quan thuế chủ động trong quản lý, nắm được chính xác số tài khoản, vừa giảm tải yêu cầu hỗ trợ đối với hệ thống các cơ quan ngân hàng, tín dụng.

Về quy định yêu cầu người nợ thuế cung cấp số dư tài khoản, số hiệu và nơi mở tài khoản để ban hành quyết định cưỡng chế cũng chỉ mang tính hình thức bởi trên thực tế, hầu hết số dư trên tài khoản do doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan thuế chỉ mang tính đối phó, để có số liệu chính xác, cơ quan thuế phải đối chiếu với thông tin từ phía ngân hàng. Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng vì lý do nào đấy mà không hợp tác, cung cấp thông tin chậm hoặc không chính xác, hiện cũng chưa có chế tài cụ thể để xử lý, ngoại trừ những quy định trách nhiệm chung chung tại Luật Quản lý thuế.

Cũng liên quan đến tài khoản của doanh nghiệp nhưng lại phát sinh một vướng mắc khác, ấy là khi ghi nhận biên bản cung cấp thông tin (theo mẫu số 11-BB/CCNT) thì tài khoản của doanh nghiệp có đủ số dư để ban hành quyết định cưỡng chế, đến khi ngân hàng nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì số dư trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp có sự biến động với số tiền còn lại rất ít (do tài khoản tiền gửi chưa bị phong toả), nên không thể thực hiện được quyết định cưỡng chế. Đây cũng là một trong những tình huống làm vô hiệu quyết định cưỡng chế thuế, do đó thiết nghĩ phải có quy định chặt chẽ và phù hợp hơn, theo đó khi nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về tiền gửi của người nợ thuế từ phía cơ quan thuế, bên cạnh việc khẩn trương có văn bản cung cấp thông tin theo quy định, các tổ chức tín dụng và ngân hàng phải tiến hành phong toả tài khoản để chờ quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Về quy định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (bên thứ ba) cũng chưa rõ ràng, cách thức tiến hành xác minh để có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế hiện chưa được hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

Đơn cử một ví dụ: trường hợp người nợ thuế (bên B) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có công trình đã được nghiệm thu (có biên bản nghiệm thu) nhưng chưa được thanh toán, dẫn đến bên B không có khả năng tài chính để nộp thuế, buộc cơ quan thuế phải tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ đầu tư (bên A) là các cơ quan Nhà nước, chính quyền UBND các cấp thì việc áp dụng cưỡng chế rất khó khăn, thậm chí là không thể ban hành Quyết định cưỡng chế vì nhiều lý do. Từ tình huống này cho thấy, cần phải bổ sung thêm các chế tài điều chỉnh để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về trách nhiệm với pháp luật thuế, không thể có tình trạng doanh nghiệp nợ thuế thì bị phạt chậm nộp và bị cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế, còn các chủ thể chậm thanh toán khiến doanh nghiệp phải nợ thuế thì không xử lý.

Về thủ tục cưỡng chế kê biên tài sản của đơn vị là chi nhánh trực thuộc, hạch toán phụ thuộc của công ty ngoại tỉnh: hiện nay, các chi nhánh vẫn được phép tự khai thuế GTGT, có quyền mua hoá đơn GTGT để sử dụng nhưng tài sản của chi nhánh lại do công ty chính quản lý (thuộc sở hữu của của Công ty). Vì vậy, trong trường hợp chi nhánh nợ thuế thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là điều không thể, bởi công ty không phải là người nợ thuế, còn nếu cưỡng chế chi nhánh thì không có tài sản để kê biên. Do đó, quy định xử lý cho các trường hợp này nhất thiết phải được hướng dẫn cụ thể, để cơ quan địa phương thực hiện thống nhất, đảm bảo tính khả thi.



nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?