Categories
- Giáo trình nguyên lý kế toán
- Kế toán quản trị
- Kế toán tài chính
- Lý thuyết kế toán
- Một số loại thuế và lệ phí
- Nhập môn kế toán
- Tài liệu kế toán
- thong-tin-kinh-te
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế thu nhập Doanh Nghiệp
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất nhập khẩu
- tin-bai-ve-thue
Hỗ Trợ Liên Kết
Thứ Hai, 23 tháng 8, 2004
Một số mặt hàng rau quả vào Mỹ: Thuế nhập khẩu giảm từ 45% xuống còn 1,8%
Trang chủ
»
tin-bai-ve-thue
» Một số mặt hàng rau quả vào Mỹ: Thuế nhập khẩu giảm từ 45% xuống còn 1,8%
Vụ châu Mỹ (Bộ Thương mại) cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ 17 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào thị trường này, với kim ngạch 105 triệu USD (năm 2003), trong đó, riêng xuất khẩu hạt điều chưa chế biến đạt 97 triệu.
Các mặt hàng có kim ngạch đáng kể khác, đã qua chế biến, là hạt điều, nấm rơm và dứa.
Mặc dù là một nước sản xuất rau quả lớn trên thế giới, song, hàng năm Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn rau quả, với tổng trị giá 11,4 tỷ USD. Trong đó, 3,6 tỷ USD rau xanh, 4,6 tỷ USD trái cây và hạt, và còn lại là 3,2 tỷ USD rau quả chế biến. Nguồn cung cấp rau quả chủ yếu cho thị trường này từ các nước láng giềng (Mexico, Canada chiếm gần 50% kim ngạch nhập khẩu) và các nước Nam Mỹ; ngoài ra là một số nước châu Á, châu Âu. Những mặt hàng nhập khẩu chính gồm chuối, cà chua, hạt điều, nho, và khoai tây.
Năm 2003, sản lượng rau quả của Hoa Kỳ ước đạt 54,97 triệu tấn, tổng doanh thu khoảng 23 tỷ USD. Trong đó, thu hoạch và doanh thu của:
- Trái cây có múi là 15,2 triệu tấn và 2,3 tỷ USD;
- Trái cây không múi là 16,6 triệu tấn và 8,49 tỷ USD;
- Các loại hạt 1,42 triệu tấn và 2,45 tỷ USD;
- Rau xanh 20,97 triệu tấn và 9,76 tỷ USD.
Từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ có hiệu lực, xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN). Thuế nhập khẩu rau quả giảm rất nhiều, ví như nấm giảm từ 45% xuống còn 1,8%; hạt điều từ 35% xuống còn 3,2%.
Tuy nhiên, rau quả của Việt Nam khó có thể cạnh tranh với những nước được hưởng quy chế GSP (ưu đãi thuế quan phổ cập), vì những nước này được hoàn toàn miễn thuế.
Trong khi đó, với rau quả tươi, Việt Nam chưa có danh mục riêng được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, mà chỉ nhập theo danh mục chung của APHIS (Cơ quan Kểm dịch động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ). Các mặt hàng rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam (vải, hồng xiêm, thanh long... ) cũng không thuộc danh sách này. Như vậy, Việt Nam cần phải tuân thủ quy chế của APHIS về việc đăng ký các loại rau quả tươi để được phép nhập khẩu vào Mỹ. Thủ tục này thường kéo dài 5 năm. Hiện Bộ NN&PTNT đang tiến hành làm việc với phía Hoa Kỳ, song, do việc triển khai chậm nên chưa biết khi nào sẽ kết thúc. Nếu thủ tục này không được giải quyết, xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam vào Mỹ sẽ khó có thể thực hiện được ở quy mô lớn.
Ngoài ra, theo luật pháp Mỹ, việc xuất khẩu rau quả phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về chất lượng. Đối với rau quả chưa chế biến, đã qua chế biến cần phải phù hợp với quy định về chất lượng của FDA; thủ tục và thông báo hàng đến của FDA; quy định về kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp (USDA); quy định về nhập khẩu và kiểm tra an toàn thực phẩm của FSIS; quy định về dư lượng thuốc trừ sâu. Một số loại cần có quota.
Riêng các loại hạt có dầu; các loại cây, trái cây, hạt nguyên liệu công nghiệp và dược liệu (đậu tương, lạc, hạt hướng dương, hạt vừng, các loại cây hương liệu... ), ngoài các quy định trên, hàng nhập khẩu cần phù hợp với quy định về thực vật quý hiếm; một số loại cây, hạt có chứa chất ma túy phải theo đúng quy định của Cơ quan Kiểm soát ma túy (DEA); mác và nhãn hiệu ghi rõ tên nước xuất xứ.
Các mặt hàng có kim ngạch đáng kể khác, đã qua chế biến, là hạt điều, nấm rơm và dứa.
Mặc dù là một nước sản xuất rau quả lớn trên thế giới, song, hàng năm Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn rau quả, với tổng trị giá 11,4 tỷ USD. Trong đó, 3,6 tỷ USD rau xanh, 4,6 tỷ USD trái cây và hạt, và còn lại là 3,2 tỷ USD rau quả chế biến. Nguồn cung cấp rau quả chủ yếu cho thị trường này từ các nước láng giềng (Mexico, Canada chiếm gần 50% kim ngạch nhập khẩu) và các nước Nam Mỹ; ngoài ra là một số nước châu Á, châu Âu. Những mặt hàng nhập khẩu chính gồm chuối, cà chua, hạt điều, nho, và khoai tây.
Năm 2003, sản lượng rau quả của Hoa Kỳ ước đạt 54,97 triệu tấn, tổng doanh thu khoảng 23 tỷ USD. Trong đó, thu hoạch và doanh thu của:
- Trái cây có múi là 15,2 triệu tấn và 2,3 tỷ USD;
- Trái cây không múi là 16,6 triệu tấn và 8,49 tỷ USD;
- Các loại hạt 1,42 triệu tấn và 2,45 tỷ USD;
- Rau xanh 20,97 triệu tấn và 9,76 tỷ USD.
Từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ có hiệu lực, xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN). Thuế nhập khẩu rau quả giảm rất nhiều, ví như nấm giảm từ 45% xuống còn 1,8%; hạt điều từ 35% xuống còn 3,2%.
Tuy nhiên, rau quả của Việt Nam khó có thể cạnh tranh với những nước được hưởng quy chế GSP (ưu đãi thuế quan phổ cập), vì những nước này được hoàn toàn miễn thuế.
Trong khi đó, với rau quả tươi, Việt Nam chưa có danh mục riêng được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, mà chỉ nhập theo danh mục chung của APHIS (Cơ quan Kểm dịch động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ). Các mặt hàng rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam (vải, hồng xiêm, thanh long... ) cũng không thuộc danh sách này. Như vậy, Việt Nam cần phải tuân thủ quy chế của APHIS về việc đăng ký các loại rau quả tươi để được phép nhập khẩu vào Mỹ. Thủ tục này thường kéo dài 5 năm. Hiện Bộ NN&PTNT đang tiến hành làm việc với phía Hoa Kỳ, song, do việc triển khai chậm nên chưa biết khi nào sẽ kết thúc. Nếu thủ tục này không được giải quyết, xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam vào Mỹ sẽ khó có thể thực hiện được ở quy mô lớn.
Ngoài ra, theo luật pháp Mỹ, việc xuất khẩu rau quả phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về chất lượng. Đối với rau quả chưa chế biến, đã qua chế biến cần phải phù hợp với quy định về chất lượng của FDA; thủ tục và thông báo hàng đến của FDA; quy định về kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp (USDA); quy định về nhập khẩu và kiểm tra an toàn thực phẩm của FSIS; quy định về dư lượng thuốc trừ sâu. Một số loại cần có quota.
Riêng các loại hạt có dầu; các loại cây, trái cây, hạt nguyên liệu công nghiệp và dược liệu (đậu tương, lạc, hạt hướng dương, hạt vừng, các loại cây hương liệu... ), ngoài các quy định trên, hàng nhập khẩu cần phù hợp với quy định về thực vật quý hiếm; một số loại cây, hạt có chứa chất ma túy phải theo đúng quy định của Cơ quan Kiểm soát ma túy (DEA); mác và nhãn hiệu ghi rõ tên nước xuất xứ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài Xem Nhiều Nhất
-
Với hầu hết các ý kiến phản hồi tích cực về tính hiệu quả của sự kiện, cộng đồng DN mong muốn Cục Thuế TP HCM duy trì đều đặn việc tổ chức “...
-
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP HÀ NỘI với thương hiệu KẾ TOÁN HÀ NỘI. KẾ TOÁN HÀ NỘI chuyên : Đào Tạo Kế Toán thực tế ...
-
Đối thoại doanh nghiệp về thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan năm 2014 Với mục đích đối thoại để nắm bắt, giải quyết các...
Lưu trữ Blog
-
▼
2004
(229)
-
▼
tháng 8
(24)
- Tổng cục Hải quan muốn bãi bỏ bảng giá nhập khẩu t...
- Phát sóng chương trình thi tìm hiểu pháp luật về thuế
- Tổng cục Thuế đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh
- Bãi bỏ ngay các quy định bất hợp lý do cơ quan Thu...
- Lùi thuế AFTA 14 loại phụ tùng ôtô, xe máy đến 2006
- Sản phẩm gia công giữa DN trong nước và DN chế xuấ...
- Một số mặt hàng rau quả vào Mỹ: Thuế nhập khẩu giả...
- Áp dụng mức thuế 25% đối với Phú Mỹ Hưng là đúng
- Sửa đổi thuế nhập khẩu một số mặt hàng rượu
- Phát sóng chương trình thi tìm hiểu pháp luật Thuế
- Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: Xứng danh Anh hùng thời đ...
- Chưa khấu trừ thuế với những lao động giản đơn
- Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài...
- Chính phủ sửa đổi thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Nhiều người ở Hà Nội sẽ không phải nộp thuế đất
- Phát sóng chương trình thi "Tìm hiểu Pháp luật về ...
- Sẽ thu phí hầm đường bộ đèo Ngang trong tháng 8
- Miễn thuế nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế
- Giảm thuế phôi thép và thép thành phẩm
- Mở thưởng hoá đơn: Giải pháp nào hợp lý?
- Sắp áp dụng hàng loạt chính sách thuế ''mở''
- Tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp chế biến và...
- Đối thoại giữa Bộ Tài chính và doanh nghiệp
- Sẽ xem xét lại ưu đãi thuế đối với ôtô con
-
▼
tháng 8
(24)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét