Thứ Hai, 7 tháng 4, 2008

Dự thảo sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Đơn giản và minh bạch để nâng cao tính hiệu quả

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) để lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Quốc hội khóa XII xem xét thông qua vào kỳ họp thứ ba, dự kiến sẽ diễn ra vào giữa năm 2008. Một trong những định hướng cơ bản từ bản dự thảo là đơn giản và minh bạch hóa các quy định của pháp luật để nâng cao tính hiệu quả. Mặc dù vậy, một số nội dung của dự thảo sửa đổi Luật Thuế TNDN (sau đây gọi tắt là dự thảo luật) cần được tiếp thu bổ sung hoàn thiện.

Tại sao đơn giản và minh bạch lại góp phần nâng cao tính hiệu quả?

Tính hiệu quả của thuế được thể hiện trên hai giác độ: hiệu quả về hành thu và hiệu quả về kinh tế - xã hội. Dưới góc độ hành thu, tính hiệu quả lại thể hiện ở hai giác độ là chi phí hành thu và hiệu quả số thu. Tính hiệu quả về chi phí hành thu thể hiện ở việc tiết kiệm chi phí tổ chức quản lý thu như chi phí tiền lương cán bộ thuế, chi phí về cơ sở vật chất cho hoạt động của cơ quan thuế và các chi phí khác (chi phí in ấn tài liệu, tuyên truyền, giải thích, chi phí xăng dầu…). Tính hiệu quả về số thu thể hiện ở hiệu suất thu cao, hạn chế tối đa các hành vi trốn thuế và tránh thuế. Dưới góc độ kinh tế - xã hội, tính hiệu quả của thuế cũng được thể hiện ở hai phương diện. Một là, tiết kiệm chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế, tức là tiết kiệm thời gian, công sức và các chi phí khác để thực hiện các thủ tục về thuế. Hai là, phát huy tốt vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế, khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước, thúc đẩy sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Điều khó khăn nhất đối với công tác hạch toán kinh doanh là việc xác định chi phí hợp lý, hợp lệ


Tính đơn giản thể hiện ở chỗ, các quy định pháp luật được trình bày theo cách thức dễ hiểu nhất; không cầu kỳ, rối rắm, phức tạp. Với cách hiểu như vậy, việc đơn giản hóa các quy định pháp luật thuế sẽ giúp giảm các chi phí giải thích, tuyên truyền của cơ quan thuế vì sẽ giảm các trường hợp đối tượng nộp thuế đề nghị giải thích các quy định phức tạp, khó hiểu. Mặt khác, tính đơn giản giúp giảm thời gian tiếp cận và tìm hiểu pháp luật của đối tượng nộp thuế, qua đó giảm chi phí tuân thủ của người nộp thuế.

Tính minh bạch được hiểu trên hai giác độ chủ yếu. Thứ nhất, đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, chỉ có thể hiểu nhất quán theo một cách; một quy định pháp luật không thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thứ hai, không có nhiều ngoại lệ mà đối tượng hưởng các ngoại lệ này được quyết định bởi cơ quan hành pháp, không xác định rõ trong luật. Như vậy, việc minh bạch hóa giúp hạn chế tình trạng lợi dụng những quy định không rõ ràng và các ngoại lệ để tránh thuế và trốn thuế.

Ý tưởng đơn giản và minh bạch hóa thể hiện như thế nào trong dự thảo luật?

Đổi mới các quy định về xác định chi phí hợp lý

Quy định về chi phí hợp lý được trừ là một trong những phần quan trọng nhất của pháp luật về thuế TNDN, vì việc xác định chi phí hợp lý được trừ có liên quan trực tiếp đến thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Chi phí hợp lý theo Luật Thuế TNDN hiện hành gồm những quy định về các khoản chi phí hợp lý và các khoản chi phí không hợp lý. Quy định như vậy là phức tạp và không minh bạch. Doanh nghiệp vừa phải xác định các khoản chi phí hợp lý, theo những quy định ở các khoản chi phí hợp lý lại vừa phải xác định trên cơ sở các khoản chi phí không hợp lý. Vì đã liệt kê các khoản chi phí hợp lý, nên để bao quát hết các khoản chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh, Luật Thuế TNDN hiện hành sử dụng thuật ngữ “các khoản chi phí khác”. Cách diễn đạt như vậy là không minh bạch, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thêm vào đó, việc liệt kê các khoản chi phí lại không tương thích với quy định pháp luật kế toán và chế độ kế toán, chẳng hạn như khoản chi được hạch toán là chi phí quản lý doanh nghiệp theo chế độ kế toán lại được quy định ở nhiều khoản mục chi phí hợp lý tính thuế TNDN như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí giao dịch, tiếp khách, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi kê khai thuế TNDN vì phải bóc tách các khoản chi trên tài khoản kế toán để xem xét tính hợp lý của nó khi kê khai thuế TNDN. Đây cũng có thể coi là sự không đơn giản, không minh bạch của Luật Thuế TNDN hiện hành.

Vì vậy, dự thảo Luật cần quy định rõ nguyên tắc xác định chi phí được trừ và các khoản chi phí không được trừ. Chi phí được trừ là toàn bộ các khoản chi phí thỏa mãn nguyên tắc đã nêu và không nằm trong các khoản chi phí không hợp lý liệt kê... đảm bảo tính đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện, đồng th0ời giảm thiểu các hành vi lợi dụng để trốn, tránh thuế.

Ưu đãi thuế tập trung cho những lĩnh vực trọng điểm

Hệ thống ưu đãi thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN hiện hành quá phức tạp và dàn trải. Sự dàn trải thể hiện ở chỗ có tới 90% ngành nghề kinh tế cấp II, 33% ngành nghề kinh tế cấp III, 32% địa phương được hưởng ưu đãi và 24% địa phương được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế TNDN. Do vậy, theo số liệu thống kê năm 2007, có tới 70% số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế. Sự phức tạp thể hiện ở hai góc độ. Thứ nhất, do việc ưu đãi áp dụng đối với quá nhiều trường hợp nên các dự án đầu tư liên quan tới nhiều ngành nghề, nhiều địa bàn khó xác định chính xác mức độ ưu đãi. Thứ hai, các điều kiện ưu đãi không rõ ràng, khó thực hiện. Thêm vào đó, một số chính sách xã hội được lồng ghép để thực hiện qua các ưu đãi thuế đã làm cho Luật Thuế TNDN hiện hành thêm dài trải và phức tạp.

Những hạn chế của Luật Thuế TNDN hiện hành, về cơ bản đã được khắc phục trong dự thảo luật sửa đổi bổ sung lần này. Theo đó đã giảm bớt các ngành nghề, lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế, chỉ dành cho một số ít lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn là: giáo dục đào tạo, y tế, thể thao, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của nhà nước; đồng thời không lồng ghép vừa ưu đãi theo ngành nghề, vừa ưu đãi theo địa bàn. Đã là doanh nghiệp mới thành lập thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư sẽ được hưởng một mức thuế suất ưu đãi duy nhất, không kể thành lập ở địa bàn nào. Riêng doanh nghiệp mới thành lập không thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì có hai mức độ ưu đãi theo hai loại địa bàn kinh tế - xã hội: đặc biệt khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Trình bày rõ ràng hơn quy định về chi phí hợp lý

Để nhất quán và rõ ràng trong quy định của pháp luật, cần sửa đổi cách trình bày quy định trong dự thảo luật về chi phí được trừ. Điều 7 của dự thảo luật quy định về điều kiện xác định chi phí được trừ. Điều 8 quy định về các khoản chi phí không được trừ. Như đã phân tích trên, quy định như vậy với hàm ý rằng, các khoản chi phí thỏa mãn các điều kiện trong dự thảo luật và không nằm trong số các khoản chi phí không được trừ thì được coi là chi phí hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, quy định như vậy về mặt hình thức là không nhất quán và không rõ ràng, không có câu nào và điều nào phản ánh rõ bộ phận cấu thành “Các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ” trong công thức xác định thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 5 dự thảo luật, theo đó “Thu nhập chịu thuế bằng tổng doanh thu trừ (-) các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, cộng (+) thu nhập khác nhận được từ các nguồn (kể cả thu nhập nhận được từ nước ngoài, trừ (-) các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước”. Do vậy, để đảm bảo tính minh bạch, nên bổ sung thêm Điều 7 “Chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ” và chuyển Điều 7 và 8 tương ứng thành Điều 8 và 9, với cách trình bày Điều 7 mới như sau “Chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là các chi phí thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật này và không nằm trong các khoản chi phí không được trừ quy định tại Điều 9 Luật này”. Đồng thời, nên bổ sung thêm một điều kiện xác định chi phí được trừ là “Được hạch toán theo đúng pháp luật về kế toán” vì nếu chỉ quy định các điều kiện như trong dự thảo thì không thể hiện rõ cách xác định chi phí được trừ trong một số trường hợp đặc thù. Chẳng hạn như đối với chi phí vật tư, nếu chỉ đề cập là “không vượt quá định mức tiêu hao vật tư và giá vật tư thực tế xuất kho” thì không xác định rõ là giá vật tư thực tế xuất kho có bao gồm thuế GTGT hay không, đối với vật tư nhập khẩu thì có bao gồm cả thuế nhập khẩu hay không… Bằng cách bổ sung điều kiện như đã trình bày trên, trong trường hợp không có quy định cụ thể về thuế thì chi phí được trừ sẽ xác định theo quy định của pháp luật về kế toán.

Bỏ thêm một số ưu đãi thuế

Mặc dù về cơ bản, các ưu đãi thuế TNDN trong dự thảo luật đã bớt dàn trải, song vẫn còn một số khoản ưu đãi thuế không thật sự phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu để đơn giản hoá, đó là các ưu đãi nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội như: miễn thuế cho phần thu nhập từ hoạt động kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, từ hoạt động dạy nghề cho người dân tộc thiểu số; giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Việc bỏ bớt các ưu đãi này sẽ giúp dự thảo thực sự đơn giản, đồng thời, tránh việc lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế. Tất nhiên, cùng với việc thực hiện đề xuất này, cần chuyển việc thực hiện chính sách ưu đãi, giúp đỡ các đối tượng này sang các hoạt động khác của Nhà nước như chi ngân sách, tín dụng ưu đãi…

Quy định rõ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Dự thảo luật có quy định điều kiện chung để hưởng ưu đãi thuế, song các điều kiện cho từng trường hợp cụ thể chưa được quy định rõ. Chẳng hạn như, các điều kiện để được hưởng miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập từ hoạt động bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam, từ dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Tất nhiên, các điều kiện này cũng có thể do Chính phủ quy định chi tiết. Song sẽ minh bạch hơn nếu các điều kiện để được hưởng các ưu đãi này được quy định trong văn bản luật.

Bỏ ngoại lệ ở phần ưu đãi thuế

Các ngoại lệ trong luật thể hiện sự thiếu minh bạch và là môi trường thuận lợi cho các gian lận thuế, giảm hiệu quả quản lý thuế. Trong dự thảo luật, một số ngoại lệ không nên có, cần nghiên cứu loại bỏ, đó là quy định tại khoản 3 Điều 13 “Đối với các dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư như các dự án có quy mô lớn và công nghệ cao, thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi có thể dài hơn thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này theo quy định của Chính phủ”. Ngoài cách hiểu “các dự án có quy mô lớn và công nghệ cao”, thì dự án như thế nào là “cần đặc biệt thu hút đầu tư” là không rõ ràng. Thêm vào đó, bản thân cách hiểu “có quy mô lớn và công nghệ cao” cũng không thể hiện sự định lượng rõ ràng, mà chỉ là định tính.

Điều chỉnh quy định về nơi nộp thuế

Dự thảo luật bổ sung quy định về nơi nộp thuế TNDN trong trường hợp doanh nghiệp có cơ sở hạch toán trực thuộc ở khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì thuế TNDN được nộp ở cả nơi có trụ sở chính và nơi kinh doanh theo nguyên tắc phân bổ thuế TNDN cho cả hai địa phương (Điều 12). Có một số vấn đề không hợp lý khi quy định như vậy. Một là, bằng việc quy định về nơi nộp thuế trong dự thảo luật, vô hình trung ôm đồm cả một phần quy định về quản lý thuế lẽ ra phải được quy định trong Luật Quản lý thuế. Hai là, để thực hiện mục tiêu điều tiết nguồn thu để các địa phương thực hiện các dịch vụ công phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, thì có cách làm khác đơn giản hơn, đó là điều chuyển số thu từ ngân sách trung ương về các địa phương cần thêm nguồn kinh phí. Không cần thiết phải thực hiện như đề xuất trong dự thảo vì làm như vậy sẽ gây khó khăn cho quá trình kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp. Các tiêu chí của tờ khai thuế sẽ thêm phức tạp, việc xử lý số thuế phải nộp khi quyết toán thuế cũng phức tạp. Tức là, định hướng đơn giản hóa để nâng cao hiệu quả quản lý không đạt được.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Tóm lại, dự thảo Luật Thuế TNDN về cơ bản đã được đơn giản và minh bạch hóa so với Luật Thuế TNDN hiện hành. Nếu những nội dung còn hạn chế nêu trên được khắc phục thì đự thảo luật sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn quan trọng của một hệ thống thuế hiện đại là minh bạch và hiệu quả./.


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?