Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008

Khống chế chi phí tính thuế TNDN: Quy định thế nào cho hợp lý?

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Trong Luật Thuế TNDN hiện hành và trong cả dự án Luật Thuế TNDN sửa đổi, có một số khoản chi phí bị khống chế mức tối đa khi tính thuế TNDN. Việc khống chế như vậy có cần thiết không và nếu cần thiết thì nên khống chế như thế nào, là những vấn đề cần làm rõ cả trên phương diện lý luận và thực tiễn quản lý.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khống chế mức tối đa khi xác định chi phí tính thuế TNDN

Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhìn chung, doanh nghiệp (DN) cần tiết kiệm tối đa chi phí, vì giảm chi phí cũng đồng nghĩa với gia tăng lợi nhuận (tiết kiệm chi phí cần được hiểu trong tương quan với tính hiệu quả, không phải là sự cắt giảm đơn thuần). Tuy nhiên, xét dưới góc độ thuế, việc xác định chi phí tính thuế TNDN có ý nghĩa quan trọng. Một khoản chi phí được chấp nhận tăng lên sẽ tương ứng với việc giảm đi của thu nhập chịu thuế và giảm số thuế TNDN phải nộp. Điều này cho thấy, chưa xét đến vấn đề gian lận thông qua việc khai tăng chi phí tính thuế TNDN, việc DN muốn được khấu trừ mọi khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và có hoá đơn, chứng từ hợp pháp, về cơ bản là hợp lý.


Để đẩy nhanh tốc độ phát triển, việc đổi mới công nghệ máy móc thiết bị có tầm quan trọng hàng đầu với mọi cơ sở SXKD

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh của các DN, xét theo tiêu thức lợi ích của chủ sở hữu DN, chi phí kinh doanh được chia làm hai loại cơ bản. Loại thứ nhất mang tính khách quan. Loại chi phí này nếu chi nhiều thì DN không có lợi và chủ sở hữu DN cũng không có lợi. Chẳng hạn như chi mua nguyên vật liệu, nếu phải mua với giá cao sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận của DN và giảm lợi ích của chủ sở hữu DN. Loại thứ hai mang tính chủ quan. Với loại chi phí này, việc tăng chi dẫn đến làm giảm lợi nhuận của DN nhưng có thể làm tăng lợi ích của chủ sở hữu DN. Chẳng hạn như chi bồi dưỡng các thành viên họp hội đồng quản trị. Trong trường hợp bình thường một cuộc họp như vậy chỉ chi bồi dưỡng 200.000 đồng/người là hợp lý. DN có thể chi 700.000 đồng/người. Khi đó, với mỗi người được chi tiền họp tăng thêm 500.000 đồng sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận tương ứng là 500.000 đồng. Đương nhiên, khi chia cổ tức, số lợi nhuận sử dụng để chia sẽ bị giảm 500.000 x (1 - 28%) = 360.000 đồng. Giả định này cho thấy, nếu DN chỉ chi 200.000 đồng thì phần chi phí tiết kiệm được cho mỗi người dự họp là 500.000 đồng và do vậy lợi nhuận dùng để chia cổ tức sẽ tăng thêm 360.000 đồng. Nếu chi tăng thêm 500.000 đồng thì thay vì lấy tăng cổ tức 360.000 đồng, các chủ sở hữu DN sẽ lấy được 500.000 đồng với tư cách là tiền bồi dưỡng họp hội đồng quản trị. Bằng cách này, DN tránh được thuế cho mỗi chủ sở hữu 140.000 đồng từ một cuộc họp. Điều này cho thấy, đối với các khoản chi mà người nhận hoặc thụ hưởng là chủ sở hữu DN, hoặc có liên quan đến chủ sở hữu, hay thành viên góp vốn vào DN thì DN có động cơ chi ra nhiều để tránh thuế TNDN. Các khoản chi khác cũng có tính chất tương tự như khoản chi bồi dưỡng họp hội đồng quản trị là: chi tiếp khách, trả lãi vay vốn của cổ đông hoặc thành viên góp vốn vào công ty TNHH, trả lương cho thân nhân thành viên hội đồng quản trị, trả lương giám đốc DN tư nhân… Rõ ràng, những khoản chi như vậy cần được kiểm soát để hạn chế việc tránh thuế của DN. Có nhiều biện pháp để kiểm soát những khoản chi này, trong đó, khống chế mức tối đa khi xác định chi phí được trừ tính thuế TNDN được xem là cách làm đơn giản, dễ thực hiện.

Như vậy, xét về cơ sở lý luận, việc khống chế mức tối đa đối với các khoản chi phí mà người nhận hoặc thụ hưởng là chủ sở hữu DN hoặc có liên quan đến chủ sở hữu DN, hoặc thành viên góp vốn vào DN là cần thiết để một mặt đảm bảo quyền được khấu trừ chi phí tạo doanh thu và thu nhập chịu thuế của DN, mặt khác, ngăn ngừa, hạn chế việc lợi dụng để tránh thuế TNDN.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Nên khống chế mức chi phí tối đa như thế nào?

Dự án Luật Thuế TNDN sửa đổi (sau đây gọi tắt là dự án Luật) đề xuất khống chế mức tối đa được trừ khi xác định chi phí tính thuế TNDN đối với các khoản chi trả sau: lập dự phòng; tiền ăn giữa ca; tiền trang phục; chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các đối tượng ngoài các ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế; chi phí quảng cáo, tiếp thị, tiếp tân, khánh tiết, chi phí hội nghị, chi hoa hồng môi giới, hỗ trợ tiếp thị, chiết khấu thanh toán.

Dư luận chung cho rằng, trong số các khoản chi phí mà dự án Luật đề xuất khống chế mức trả tối đa khi tính thuế TNDN, có những khoản mà việc khống chế là cần thiết, có cơ sở lý luận và phù hợp với trình độ quản lý của Việt Nam như trích lập các khoản dự phòng, chi phí hội nghị, tiếp tân, khánh tiết. Đây đều là những khoản chi mà người thụ hưởng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ sở hữu DN.

Tuy nhiên, cần cân nhắc bỏ hoặc sửa đổi việc khống chế mức trả tối đa đối với một số khoản chi sau đây:

Thứ nhất, chi phí quảng cáo, tiếp thị.

Khoản chi phí này có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của DN. Xét về tính chất, việc quảng cáo thường được thực hiện theo nguyên tắc thuê các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo. Như vậy, người thụ hưởng khoản chi này không phải là chủ sở hữu DN và về cơ bản không liên quan đến chủ sở hữu DN, trừ trường hợp DN thuê bên quảng cáo có quan hệ phụ thuộc về kinh tế với DN hoặc có mối quan hệ thân nhân với chủ sở hữu DN (đối với trường hợp này, để ngăn ngừa việc trốn tránh thuế, cần áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập và các nguyên tắc chống chuyển giá). Điều này có nghĩa là, bản thân DN cũng cần tiết kiệm chi phí quảng cáo. Việc chi trả nhiều cho chi phí quảng cáo ở trong những giai đoạn nhất định của sản xuất, kinh doanh là việc làm cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của kinh doanh. Nói cách khác, không có động cơ và cơ chế để thực hiện tránh thuế thông qua chi phí quảng cáo. Giả sử Nhà nước không khống chế mức trả tối đa đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị mà chấp nhận số chi phí thực chi của DN thì xét một cách tổng thể, Nhà nước cũng không mất gì vì khi chấp nhận cho DN thuê quảng cáo tính vào chi phí được trừ thì đồng thời đây cũng là doanh thu tính thu nhập chịu thuế của DN kinh doanh dịch vụ quảng cáo (bên nhận quảng cáo thuê).

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Có ý kiến cho rằng, việc khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị là cần thiết để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, hạn chế các DN lớn lấn át các DN nhỏ do những lợi thế về khả năng tài chính tốt hơn nên sẵn sàng chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhiều hơn. Lập luận này chưa thuyết phục vì hai lý do sau: một là, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, không nên để pháp luật về thuế ôm đồm quá nhiều mục tiêu; hai là, nếu khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị dẫn đến hạn chế việc quảng cáo, tiếp thị của một số DN lớn thì cũng có nghĩa là sẽ cản trở sự phát triển kinh doanh bình thường của các DN này, và như vậy lại tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các DN.

Mặc dù không nên khống chế mức trả tối đa khi tính thuế TNDN đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, tuy nhiên, có một vấn đề cần hoàn thiện khi xác định chi phí quảng cáo, tiếp thị là khoản chi này thường được chi tập trung cao ở những giai đoạn nhất định, chẳng hạn như khi có sản phẩm mới hoặc cần thâm nhập thị trường mới, nhưng lại có tác động đến hiệu quả kinh doanh của nhiều kỳ tính thuế. Do vậy, trong trường hợp những khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị lớn thì nên quy định phải phân bổ cho nhiều kỳ tính thuế.

Thứ hai, chi phí trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của đối tượng ngoài các ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế.

Khoản chi này nên tách ra thành hai mục khác nhau liên quan đến đối tượng cho vay. Nếu đối tượng cho vay là cổ đông, thành viên góp vốn vào DN (cho DN vay từ tài sản cá nhân) hoặc thân nhân của chủ sở hữu DN thì cần khống chế mức trả tối đa để ngăn ngừa việc tránh thuế. Nếu đối tượng cho vay là các cá nhân khác thì không cần khống chế mức trả tối đa, vì trong trường hợp trả lãi vay cho các đối tượng này, DN không thể thực hiện hành vi tránh thuế. Hơn nữa, nếu khống chế mức trả tối đa thì sẽ không tạo điều kiện thuận lợi để DN huy động mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Xét dưới góc độ hiệu quả của toàn xã hội, nếu DN bị cản trở trong việc huy động vay phục vụ sản xuất, kinh doanh thì sẽ dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực của xã hội.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Thứ ba, chi ăn giữa ca, chi trang phục.

Khoản chi ăn giữa ca và chi trang phục trên thực tế có thể thực hiện qua hai hình thức là chi bằng tiền cho người lao động và trực tiếp chi trả cho các đối tác để cung cấp sản phẩm cho người lao động.

Trong trường hợp DN chi bằng tiền cho người lao động thì chi ăn giữa ca được coi là một phần thu nhập của người lao động và đương nhiên đây chính là một trong những khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Trong trường hợp này khi DN được tính tăng chi phí được trừ bao nhiêu thì thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động cũng tăng bấy nhiêu. Nhà nước cũng không mất gì khi chấp nhận toàn bộ khoản chi này. Bởi vậy, không cần khống chế mức trả tối đa. Với chi trang phục nếu chi bằng tiền mà DN không quy định bắt buộc người lao động phải may trang phục, theo mẫu quy định thì cũng được coi là một phần thu nhập của người lao động và việc cho trừ toàn bộ khoản chi này khi tính thuế TNDN là hợp lý như đối với chi ăn giữa ca. Nếu chi trang phục bằng tiền mà DN quy định bắt buộc người lao động phải may trang phục theo mẫu thì đây không coi là thu nhập của người lao động để tính thuế TNCN, song nó là một khoản chi cần thiết để tiến hành sản xuất, kinh doanh bình thường, đồng thời cũng không có cơ chế để DN thực hiện tránh thuế, do vậy cũng không cần khống chế mức trả tối đa.

Trong trường hợp DN không chi bằng tiền cho người lao động mà chi mua của đối tác để cung cấp sản phẩm cho người lao động thì khoản chi này là cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và người thụ hưởng không chỉ là chủ sở hữu DN, do vậy, không nên khống chế mức trả tối đa khi tính thuế TNDN.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Thứ tư, chi hoa hồng môi giới, chi chiết khấu thanh toán.

Hai khoản chi này khi được chấp nhận là chi phí của người bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ thì cũng đồng thời là khoản thu nhập chịu thuế TNDN hoặc thuế TNCN của người được cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc của bên thứ ba có liên quan. Những khoản chi này là cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và người thụ hưởng không phải là chủ sở hữu DN. Chính vì vậy, không nên khống chế mức trả tối đa đối với các khoản chi này.

Tóm lại, từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy, những khoản chi mà người nhận hoặc thụ hưởng là chủ sở hữu DN, hoặc có liên quan đến chủ sở hữu DN, hoặc thành viên góp vốn vào DN thì nên khống chế mức trả tối đa để ngăn ngừa hiện tượng tránh thuế. Với những khoản chi không có tính chất như trên thì không nên khống chế mức trả tối đa. Với lập luận như vậy, chúng tôi đồng tình với một số đề xuất về xác định chi phí được trừ trong dự án Luật, song cũng đề nghị nghiên cứu bỏ hoặc sửa đổi quy định về khống chế của một số khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, ăn giữa ca, trang phục, trả lãi vay, hoa hồng môi giới và chiết khấu thanh toán. Việc chỉnh sửa các khoản chi phí này là cần thiết để một mặt chống thất thu NSNN nhưng mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi để các DN phát triển sản xuất, kinh doanh./.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?