Thứ Hai, 25 tháng 8, 2008

Quản lý thu nợ thuế - chính sách chưa đồng nhất với quy trình nghiệp vụ

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Quản lý thu nợ thuế là một trong những chức năng cơ bản của ngành thuế nhằm đôn đốc những khoản thuế phát sinh đã quá hạn nộp vào ngân sách. Sau một năm thực thi Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế các địa phương đã thiết lập và đưa vào vận hành bộ phận quản lý nợ chuyên trách, có quy trình cụ thể và sự hỗ trợ của phần mềm, công tác quản lý nợ đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, công tác quản lý nợ thuế cũng đã bắt đầu bộc lộ những bất cập cần xem xét khắc phục.

Những bất cập từ thực tiễn

Bất cập đầu tiên xuất phát từ việc hệ thống quản lý thuế (QLT) và hệ thống quản lý nợ (QLN) vẫn còn lỗi, khiến cho việc kết xuất số liệu nợ thuế từ hệ thống QLT sang QLN chưa rõ ràng, còn tuỳ tiện, dẫn đến thực hiện chương trình QLN hoạt động phụ thuộc và không thực hiện đúng thời điểm. Người sử dụng không thể xoá bỏ sai sót về số liệu, dẫn đến nợ thuế kết xuất sang hệ thống quản lý nợ không chính xác. Cá biệt, có tình huống khi điều chỉnh một khoản thuế đã nộp được ghi mục lục ngân sách trên chứng từ không xác định, nhưng nguồn gốc phát sinh khoản nợ khi kết xuất thể hiện là số thuế đã nộp vào NSNN bằng tiền mặt.

Bất cập kế tiếp là các khoản tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do ngành thuế thực hiện khi kết xuất sang chương trình QLN thể hiện nguồn gốc là: “Số thuế phải nộp trên quyết định truy thu thuế”. Hoặc trường hợp doanh nghiệp tự tính số tiền bị phạt do nộp thuế chậm và đã nộp khoản tiền phạt đó, nhưng hệ thống QLN không loại trừ khoản nợ đã tính mà còn cho phép cán bộ tính lại và ra thông báo phạt. Ngay trong việc luân chuyển chứng từ nộp thuế cũng có trường hợp người nộp thuế nộp tiền vào NSNN bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng nhưng các ngân hàng thực hiện chuyển tiền vào Kho bạc Nhà nước bằng Lệnh chuyển có (chứng từ chuyển tiền điện tử), cơ quan thuế chỉ nhận được Lệnh chuyển có từ kho bạc, do đó không thể biết được doanh nghiệp nộp tiền thuế chậm hay ngân hàng lập lệnh chuyển chậm. Khi người nộp thuế khai nhầm số thuế GTGT lớn hơn số thuế thực nộp và đã khai điều chỉnh giảm vào các tháng sau đó, nhưng số nợ kết xuất vẫn bị tính phạt chậm nộp. Trường hợp cán bộ lỡ nhập trùng chứng từ nộp thuế của cơ sở kinh doanh và đã điều chỉnh ngay sau khi phát hiện được nhưng khi kết xuất số liệu sang QLN thì chương trình này lại lấy số tiền tính phạt đúng bằng số tiền trên chứng từ nộp thuế đã nộp. Bên cạnh đó, giữa quy trình quản lý và phần mềm QLN còn chưa thống nhất. Tại quy trình, mẫu số 06/QTR-QLN là “Thông báo nộp thuế” nhưng tại phần mềm QLN lại không có chỉ tiêu này. Mẫu số 07/QTR-QLN tại quy trình là “Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp” nhưng trên chương trình QLN lại ban hành dạng “Thông báo phạt chậm nộp”... Mẫu số 06/QTR-QLN tại quy trình là “Thông báo nộp thuế” nhưng tại quy trình QLN chưa có. Tương tự, mẫu số 07/QTR-QLN tại quy trình là “Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp”, nhưng trên chương trình QLN lại ban hành theo mẫu “Thông báo phạt chậm nộp”, phần chi tiết kèm theo chỉ có “Bản kê tính phạt chậm nộp tiền thuế” mà chưa có “Bản kê chi tiết số tiền thuế nợ”.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Không những thế, giữa quy trình quản lý nợ thuế và chính sách cũng còn những điểm không tương đồng. Tại điểm 2.2.4 quy trình quản lý thu nợ thuế quy định: “Số tiền nợ thuế của người nợ thuế có hồ sơ đang làm thủ tục hoàn thuế tại cơ quan thuế tương ứng với số tiền hoàn thuế theo quy định” thuộc nhóm nợ chờ xử lý và không tính phạt nộp chậm. Nhưng tại Điều 106 Luật Quản lý thuế quy định: “người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế... thì bị xử lý phạt nộp chậm (không bao gồm số tiền nợ thuế của người nợ thuế có hồ sơ đang làm thủ tục hoàn thuế tại cơ quan thuế tương ứng với số tiền hoàn thuế theo quy định. Hơn nữa, mỗi khoản nợ có nguồn gốc phát sinh khác nhau, và hạn nộp khác nhau do đó khi phân loại nợ thuế phải đảm bảo thực hiện phân loại khoản nợ nào tương ứng với số tiền hoàn thuế theo quy định, đồng thời số tiền đơn vị đề nghị hoàn thuế và số thuế được hoàn nhiều khi không bằng nhau. Việc phân loại nợ trong trường hợp người nợ thuế được gia hạn nợ, cơ quan thuế tiến hành nhập thanh toán nợ phân kỳ theo quy định trên chương trình QLN, nhưng theo Luật Quản lý thuế thì khi chứng từ nộp thuế nhập vào sẽ được trừ cho số nợ xa nhất (trừ luôn cả nợ được gia hạn), như vậy là không chính xác. Trường hợp đơn vị nợ thuế không có khả năng nộp đúng hạn, nên số tiền phạt luỹ kế ngày càng cao khiến cho khả năng thu hồi nợ rất khó, nhưng Luật Quản lý thuế lại không quy định thời hạn phạt chậm nộp hay mức tiền phạt tối đa.

Bên cạnh đó, đến nay cấp Chi cục Thuế vẫn chưa có phầm mềm hỗ trợ, mà quy trình quản lý lại quy định nhiều loại sổ theo dõi nợ, báo cáo nợ, do đó khi làm thủ công gặp không ít khó khăn và báo cáo nợ thuế không đúng hạn, số liệu đôi khi chưa chính xác. Hệ thống quản lý thuế tự khai, tự nộp cấp cơ sở còn nhiều lỗi hệ thống và khai thác không đồng bộ, do đó việc kết xuất số liệu nợ thuế không chính xác, kịp thời.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận tổ chức cá nhân nộp thuế vì nguyên nhân khách quan nào đó, hoặc do hạn chế về am hiểu pháp luật thuế nên vẫn cố tình dây dưa nợ thuế; Các hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, không mở tài khoản tại ngân hàng, có tài sản không thuộc nhóm bị kê biên cũng là tác nhân làm cho công tác quản lý nợ vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Giải pháp đề xuất

Từ nay đến năm 2010, ngành thuế đã đề ra mục tiêu giảm 10% số nợ thuế trong các năm tiếp theo kể từ năm 2008, mỗi năm thu được 50% số nợ thuế từ các năm trước chuyển sang, giảm thiểu mỗi năm 20% số nợ thuế không có khả năng thu cho NSNN. Để thực hiện được mục tiêu lớn, đưa công tác quản lý thu nợ thuế ngày càng có hiệu quả, thiết nghĩ ngành thuế cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ. Trước hết, nâng cao nhận thức về công tác quản lý nợ cho cán bộ thuế các cấp, đặc biệt là các Chi cục Thuế, đội thuế xã, phường. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế nhằm nâng cao ý thức chấp hành trong toàn xã hội, từ đó có thể hạn chế nợ thuế, đặc biệt là các khoản nợ mới phát sinh.

Vấn đề không kém phần quan trọng đặt ra đối với cơ quan thuế trung ương phải rà soát, thống nhất và chuẩn hóa các quy định của chính sách với các văn bản hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ, tránh việc cán bộ thuế hiểu nhầm và thực hiện tuỳ tiện, hoặc hướng dẫn cho người nộp thuế không thống nhất. Xem xét quy định lại thời gian tối đa tính phạt chậm nộp và mức tiền phạt đối với khoản nợ thuế mà người nợ thuế không đủ khả năng thanh toán.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ngành thuế cũng cần khẩn trương nghiên cứu và ban hành hệ thống quản lý nợ thuế dành cho cấp Chi cục Thuế với yêu cầu bao quát tất cả các sắc thuế, các khoản nợ thuế. Phân cấp và quy định rõ trách nhiệm cho các đầu mối quản lý thu nợ, đồng thời nâng cấp hệ thống quản lý thuế tự khai, tự nộp, đảm bảo xác định được kịp thời chính xác các khoản nợ, nguyên nhân nợ, tình trạng nợ thuế trong toàn hệ thống, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp./.


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?