Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Xác định giá chuyển nhượng: Kinh nghiệm từ các thành viên SGATAR

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Trong xu thế mở rộng cửa chào đón các tập đoàn kinh tế quốc tế đầu tư vào Việt Nam thì chuyển giá sẽ là công cụ được các chủ thể kinh doanh thường xuyên sử dụng nhằm thay đổi nghĩa vụ thuế với nhà nước. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến việc xác định giá chuyển nhượng đã được lấy làm chủ đề của cuộc họp cấp chuyên viên lần thứ 11 của Tổ chức nghiên cứu và quản lý thuế khu vực châu á (SGATAR) mới được tổ chức tại Việt Nam.

Xu thế chung của hoạt động chuyển giá?

Theo các chuyên gia, chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn nhưng không theo giá thị trường nhằm giảm thiểu số thuế phải nộp của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Sở dĩ giá cả có thể tăng hoặc giảm trong những giao dịch giữa các thành viên trong tập đoàn xuất phát từ ba lý do: Thứ nhất, đó là quyền tự do định đoạt trong kinh doanh của các chủ thể. Thứ hai, sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh trong tập đoàn không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế. Việc các chủ thể kinh tế nắm bắt và vận dụng những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, thậm chí các ưu đãi thuế ngay tại một quốc gia để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp nhưng vô hình chung, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng do xác định không chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Mặc dù việc chuyển giá sẽ gây rất nhiều những khó khăn, bất cập trong quản lý thuế, cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhưng việc xác định hành vi chuyển giá luôn là thách thức lớn do phải xác định được sự chênh lệch giá giao dịch nội bộ với giá thị trường trong các đơn vị liên kết. Tuy nhiên, những dấu hiệu của hành vi chuyển giá có thể nhận biết thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong các tập đoàn, công ty đa quốc gia thường xuyên bị thua lỗ, lúc đó có thể xảy ra trường hợp chuyển giá nhằm tính đội chi phí lên để không phát sinh thu nhập chịu thuế; hoặc ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá bán thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng có cùng chức năng trên thị trường. Mặc dù doanh nghiệp có thể có lãi nhưng đây cũng là dấu hiệu của phương pháp chuyển giá hạ thấp đầu vào để giảm giá thành, giảm giá bán, nhằm tăng lợi nhuận ở các quốc gia có thuế suất thấp.

Kinh nghiệm của các nước

Chia sẻ kinh nghiệm để hạn chế việc chuyển giá, bà Yi-Hwan Choi, chuyên gia Ban Hợp tác quốc tế Cơ quan thuế Hàn Quốc cho biết, theo luật pháp Hàn Quốc, các tổ chức, cá nhân có các giao dịch quốc tế phải báo cáo giá chuyển nhượng khi nộp hồ sơ khai thuế. Tuy nhiên, để đạt được sự chắc chắn trong phương pháp định giá chuyển nhượng, các tổ chức cá nhân có thể áp dụng một thoả thuận trước khi xác định giá (APA) với cơ quan thuế. Việc xác định giá chuyển nhượng nội bộ cũng là vấn đề rất khó khăn. Mặc dù Cơ quan thuế Hàn Quốc rất tôn trọng tính tự giác trong việc kê khai giá chuyển nhượng trong các đơn vị có quan hệ liên kết, nhưng để đảm bảo tính sát thực của thông tin, cơ quan thuế cũng có bộ phận thẩm định giá để kiểm tra tính xác thực của giá chuyển giao được kê khai trong các báo cáo, trong đó, các thông tin của bộ phận thẩm định giá được lấy từ kho cơ sở dữ liệu thương mại và sự phối hợp thông tin với các nước khác.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Trưởng nhóm hệ thống giá chuyển nhượng Australia, ông Daminan Ryan cho biết, từ năm 1992, ở tất cả các cấp trong bộ máy Cơ quan thuế Australia đã thành lập bộ phận chống chuyển giá trên cơ sở các hiệp định song phương được ký kết giữa Chính phủ Australia với các quốc gia khác trong đó có các quy định về chuyển giá. Cơ quan thuế đánh giá rất cao tinh thần tự nguyện trong việc kê khai giá chuyển nhượng và phân chia lợi nhuận giữa các bên, tuy nhiên để quản lý tốt hoạt động chuyển giá, Cơ quan thuế Australia áp dụng hệ thống quản lý rủi ro đối với các tập đoàn và công ty đa quốc gia. Khi xảy ra mâu thuẫn hoặc thấy có dấu hiệu vi phạm, cơ quan thuế sẽ dựa trên biên bản thoả thuận song phương giữa Australia với các nước và khung pháp luật thuế để giải quyết các vướng mắc và xử lý vi phạm.

Trưởng Ban Thanh tra thuế quốc gia Papua New Guinea, ông Arodi Vere chia sẻ: chuyển nhượng giá cũng là vấn đề khá mới ở Papua New Guinea nhưng khi có hoạt động chuyển giá, cơ quan thuế sẽ dựa trên hoạt động thực tế giữa các bên liên quan để phân chia lợi nhuận. Cũng giống như Australia, Papua New Guinea cũng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý giá, trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm về chuyển giá, cơ quan thuế sẽ gửi bản câu hỏi đến các đơn vị trong cùng tập đoàn và tổ chức điều tra, đối chiếu với bản câu hỏi đó để phát hiện những bất và yêu cầu các đơn vị giải trình. Trường hợp không giải trình được, cơ quan thuế sẽ áp dụng các chế tài theo pháp luật để xử lý vi phạm.

Chuyên gia thuế Nhật Bản Yukimasa Takeuchi cho biết: để hạn chế tối đa những rủi ro về chuyển nhượng giá, Nhật Bản đã ký các hiệp định với các nước để phối hợp quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và công ty con. Cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian vừa qua đã làm khoản lỗ ở các công ty con cộng dồn về công ty mẹ ở Nhật Bản là rất lớn, do đó để giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế, tránh hoạt động chuyển giá, Tổng cục Thuế Nhật Bản đang tập trung lực lượng thực hiện việc thanh tra, trong đó yêu cầu các đơn vị kinh doanh thu thập, kê khai các thông tin về giá giao dịch và gửi về cho cơ quan thuế. Qua kiểm tra, nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, cơ quan thuế sẽ trực tiếp xuống kiểm tra, thanh tra. Ông Yukimasa Takeuchi cũng khuyên, trước mắt, Việt Nam nên thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm tại các hội nghị quốc tế và chưa nên áp dụng ngay các quy định quản lý rủi ro trong chuyển giá, bởi việc quản lý rủi ro là vấn đề khó khăn ngay cả với các quốc gia phát triển như Nhật Bản. Bên cạnh đó, Việt Nam không có nhiều các tập đoàn đa quốc gia, cũng như kinh nghiệm trong vấn đề tranh chấp quốc tế, nên việc áp dụng các quy định quản lý rủi ro trong chuyển giá sẽ phát sinh nhiều thủ tục giấy tờ và chưa chắc đã có lợi cho Việt Nam.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ghi nhận và đánh giá cao sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm của các đại biểu tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Việt Nam, bà Lê Hồng Hải khẳng định, đây là những bài học thiết thực đối với ngành thuế Việt Nam trong việc quản lý, xác định giá chuyển nhượng. Trên tinh thần học hỏi và cầu thị, Tổng cục Thuế Việt Nam mong muốn sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với kinh nghiệm quản lý của các nước, không chỉ đối với riêng vấn đề xác định giá chuyển nhượng mà còn với nhiều lĩnh vực khác nữa để góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế./.


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?