Thứ Năm, 13 tháng 12, 2007

Mô hình quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổng cục Thuế, trong quý III/2007, IMF đã cử chuyên gia vào khảo sát và làm việc tại Việt Nam về một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý đối tượng nộp thuế lớn. Kết thúc đợt làm việc, các chuyên gia đã hoàn thành báo cáo tổng hợp và tư vấn cho Tổng cục Thuế Việt Nam các thông tin chung về quản lý đối tượng nộp thuế lớn. Tạp chí Thuế giới thiệu nội dung tham vấn này như một gợi ý về mô hình quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn để độc giả cùng góp ý hoàn thiện.


Bài 1: Cơ sở thiết lập LTO



Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn

Đặc điểm cơ bản của cơ quan thuế hiện đại là có một cơ chế đặc biệt để quản lý các giao dịch của người nộp thuế (NNT) lớn nhất, bằng cách thành lập Phòng quản lý NNT lớn (LTO). Việc quản lý NNT lớn đặt ra nhiều thách thức cho ngành thuế. Nhóm NNT lớn là nhóm đối tượng luôn luôn đóng góp số thu cao nhất trong tổng thu ngân sách và do đó cũng đặt ra rủi ro đặc biệt. Hơn nữa, các giao dịch của NNT lớn rất phức tạp vì các giao dịch liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau và hoạt động rải rác ở các khu vực địa lý khác nhau. Các doanh nghiệp lớn thường tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau và/hoặc tham gia các loại hình kinh doanh thường nảy sinh các vấn đề có thể áp dụng luật thuế một cách phức tạp và dị biệt. Đối với một số NNT, nhiều giao dịch được thực hiện với các đối tượng liên kết ở nước ngoài, dẫn đến khả năng có các hoạt động chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (và thất thu thuế cho bên liên kết). Các đối tượng này có rất nhiều giao dịch phải nộp thuế hàng ngày; có xu hướng triển khai thực hiện nhiều vấn đề tài chính phức tạp và/hoặc các cơ chế để tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế. Bởi thế, việc thuê các chuyên gia tư vấn thuế giỏi là một trong những nhiệm vụ nhằm hạn chế việc công khai những giao dịch chịu thuế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
NNT lớn thường lưu giữ sổ sách chứng từ kế toán rất chặt chẽ và thường có hệ thống kế toán xây dựng bài bản. Điều này chứng tỏ rằng, cách quản lý NNT lớn sẽ thực hiện không giống như cách quản lý với những đối tượng khác, như vấn đề thương mại điện tử và thanh tra dựa vào hỗ trợ của máy tính.

Chiến lược đặc biệt để quản lý NNT lớn, có những đặc trưng riêng khác nhiều so với việc quản lý các đối tượng nộp thuế khác. Cơ cấu tổ chức dưới hình thức Văn phòng quản lý NNT lớn được phân bổ nguồn lực đạt chất lượng tốt hơn và trình độ cao hơn so với các đơn vị thuế khác. Tổ chức này gồm các cán bộ có năng lực, trình độ nhất định và tỷ lệ cán bộ/NNT cao hơn bình thường. Cơ sở vật chất cũng có chất lượng tốt hơn và thiết bị làm việc được trang bị tốt nhất. Đồng thời có qui trình đặc biệt nhằm cung cấp các dịch vụ chủ động và đạt chất lượng tốt hơn nhằm giúp NNT tuân thủ nghĩa vụ thuế và giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo quản lý những trường hợp có rủi ro.

Kinh nghiệm quốc tế đã chứng minh rằng, việc triển khai thành công tổ chức quản lý NNT lớn sẽ đem lại các lợi ích như: Giám sát chặt chẽ hơn các nguồn thuế lớn, có thể đem lại sự gia tăng đáng kể cho số thu ngân sách; Môi trường đầu tư được cải thiện bằng việc tạo ra những cán bộ thuế nòng cốt, được đào tạo nhiều về các vấn đề phức tạp của luật thuế thường phát sinh liên quan đến các nhà đầu tư lớn; Thí điểm để hiện đại hóa toàn bộ ngành thuế bằng cách thử nghiệm hệ thống và qui trình mới trong điều kiện có kiểm soát. Đây cũng là thông điệp gửi đến cộng đồng rằng, Chính phủ được cam kết để thực hiện cưỡng chế theo luật thuế.

Những lợi ích đối với cơ quan thuế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước khác, NSNN được đóng góp chủ yếu từ một số lượng tương đối ít NNT lớn. Đây là những đối tượng không chỉ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước mà còn nộp thuế cho những đối tượng khác thông qua cơ chế khấu trừ tại nguồn. Vì vậy, việc tập trung một số lượng nhất định những cán bộ có năng lực vào nhóm NNT này là cách hiệu quả để tối đa hóa số thu. Việc phát hiện chậm trễ hành vi không tuân thủ của NNT lớn có thể đặt số thu thuế vào rủi ro và gây khó khăn lớn cho công tác thu nợ thuế. ở những quốc gia mà số nợ thuế của NNT lớn chưa bị phát hiện trong một vài tháng và đôi khi đến vài năm thì kinh nghiệm cho thấy, số nợ đó hiển nhiên là không có khả năng thu hồi. Do đó, việc thành lập bộ phận quản lý NNT lớn (LTO) nhằm giám sát số ít NNT lớn, với số lượng nguồn lực hạn chế là cách thức quản lý hiệu quả và hiệu lực để chú trọng vào nhóm NNT có thể đem lại những tác động quan trọng đối với kết quả công tác thuế.

Lợi ích đối với NNT lớn.

Việc thành lập một LTO hiện đại cũng có thể đem lại những lợi ích quan trọng cho NNT lớn. Sự ra đời của LTO giúp ngành thuế tập trung vào những nhu cầu đặc biệt của NNT lớn và tạo ra những dịch vụ và xây dựng chiến lược tuân thủ phù hợp với nhóm NNT quan trọng này. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho NNT lớn với kết quả là có thể giảm được chi phí tuân thủ. NNT được quản lý sẽ rất ủng hộ hệ thống này bởi họ thích làm việc với những cán bộ thuế được đào tạo tốt và có kinh nghiệm, có thể hiểu được những nội dung phức tạp của luật thuế và các hoạt động phức tạp của các doanh nghiệp. Vì vậy nên coi việc thành lập LTO là một trong những trụ cột quản lý thuế hiện đại và sẽ là ưu tiên lớn hơn trong chương trình cải cách thuế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Những sắc thuế cần quản lý

Vấn đề đầu tiên đối với việc thành lập LTO là xác định những sắc thuế cần quản lý. Nói chung, các văn phòng LTO được thành lập nhằm tạo thuận lợi cho công tác thu nợ, cưỡng chế và thanh tra các sắc thuế lớn cấp toàn quốc. Hầu hết các văn phòng LTO đều có nhiệm vụ thu thuế, cưỡng chế và thanh tra thuế đối với thuế GTGT; thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thu nhập cá nhân (TNCN); thuế khấu trừ tại nguồn và các sắc thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). ở một số nước, LTO còn quản lý các khoản đóng góp an sinh và trong một số trường hợp còn thêm cả thuế địa phương.

Với thực tế Việt Nam, LTO dù nhỏ nhất cũng nên chịu trách nhiệm quản lý các sắc thuế GTGT, TNDN, tài nguyên và TTĐB do NNT lớn nộp. Lợi ích của việc thu các sắc thuế khác như thuế sử dụng đất cần phải đánh giá một cách thận trọng để xác định xem có nên để LTO chịu trách nhiệm thu các sắc thuế này, hay tốt nhất là nên để cơ quan thuế địa phương quản lý vì đôi khi bản chất của các sắc thuế này cho thấy là không cần thiết phải có chuyên môn cao để quản lý.

Ở Việt Nam, theo Luật ngân sách, một số khoản thu của các sắc thuế chính (ví dụ thuế GTGT, TNDN, TTĐB...) sẽ được chia sẻ cho ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, đòi hỏi một qui trình chính xác và minh bạch để xác định thẩm quyền của chính quyền địa phương. Việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp (ITAIS) trong tương lai là điều cần thiết để trang bị năng lực xác định sự phân bổ số thuế GTGT của nhóm NNT lớn. Đây cũng chính là một phần công việc thuộc chức năng kế toán số thu. Do đó, có thể giao cho LTO thẩm quyền quản lý tất cả các sắc thuế trung ương mà NNT lớn phải nộp, bao gồm thuế GTGT, TNDN, thuế tài nguyên và TTĐB. Đồng thời đảm bảo hệ thống ITAIS mới có chức năng báo cáo chính xác về số thu thuế GTGT phân bổ về chính quyền địa phương.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Vì mục đích chính là tập trung vào NNT lớn số thu nhiều nhất trong tổng thu ngân sách, nên điều quan trọng là xây dựng các tiêu chí phù hợp để lựa chọn đối tượng nộp thuế là NNT lớn và đưa vào diện quản lý của LTO.

Tiêu chí lựa chọn NNT lớn đưa vào LTO không phải luôn xác định được rõ ràng, vì một doanh nghiệp có thể được coi là lớn theo nhiều quan điểm khác nhau, có thể vì doanh thu, vì số thuế nộp, giá trị tài sản, số nhân viên hay thậm chí là số thuế nợ.

Trong thực tế, cơ quan thuế thường cố gắng lựa chọn NNT lớn dựa trên số thuế mà họ đã nộp từ trước đến nay. Tuy nhiên, có một số vấn đề nếu sử dụng tiêu chí số thuế nộp làm cơ sở lựa chọn NNT lớn vì cách này có thể loại trừ những nhóm NNT bao gồm: các doanh nghiệp lớn đang trong thời kỳ miễn thuế; các doanh nghiệp xuất khẩu lớn được hoàn thuế với giá trị lớn và các doanh nghiệp lớn mới thành lập vẫn chưa phát sinh lợi nhuận. Vì thế, nhiều khi phải sử dụng một số tiêu chí lựa chọn khác thể hiện khái quát hơn tiềm năng nộp thuế của NNT như doanh thu hàng năm; thu nhập hay lợi nhuận hàng năm; giá trị tài sản; giá trị nhập khẩu/xuất khẩu; số nhân viên và loại hình hoạt động kinh tế.

Thông lệ tốt nhất là sử dụng doanh thu hàng năm làm tiêu chí để xác định cơ sở lựa chọn. Lựa chọn NNT dựa trên doanh thu sẽ thâu tóm được cả NNT lớn có số thuế nộp cao và NNT lớn có số thuế nộp thấp, trong khi lựa chọn NNT chỉ dựa trên số thuế nộp sẽ bỏ sót một số NNT rất lớn. Một số nước dùng giá trị tài sản của NNT làm tiêu chí thứ cấp để lựa chọn. Đôi khi người ta cũng lựa chọn cả một nhóm ngành nghề đưa vào LTO dựa trên tính phức tạp và tầm quan trọng về kinh tế của ngành đó, ví dụ các công ty bảo hiểm và ngân hàng, các doanh nghiệp dầu khí… NNT trong các ngành này thường rất lớn nhưng có thể vẫn bao gồm một số NNT không đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí lựa chọn. Tính chất của các doanh nghiệp này phức tạp đến mức chỉ có thể đạt được sự quản lý phù hợp một cách hữu hiệu nhất bằng cách áp dụng các chuyên môn mà chỉ có thể được xây dựng trong LTO.

Tổng số NNT thuộc quản lý của LTO cần được lựa chọn một cách thận trọng. Mặc dù sự phân bổ số thu theo qui mô của NNT giữa các nước không giống nhau, nhưng thông thường nhóm NNT lớn nhất chỉ chiếm dưới 1-2% tổng số NNT nhưng đóng góp tới 70-80% tổng thu ngân sách.

Ở Việt Nam hiện không hiện thống kê số NNT theo tiêu chí qui mô, doanh thu, mặc dù thông tin này sẽ rất cần thiết để quyết định số lượng NNT tối ưu đưa vào diện quản lý của LTO. Nhóm chuyên gia tư vấn chỉ gợi ý chung là nên hạn chế số lượng NNT trong phạm vi từ 800 -1.200 là tối ưu để có thể thực hiện những dịch vụ và hoạt động cưỡng chế có chất lượng cao hơn tập trung vào nhóm những NNT quan trọng nhất này. Nội dung cần lưu ý là NNT có doanh thu dưới ngưỡng trong bất kỳ năm nào có thể cần những qui chế đặc biệt. Sẽ có một số NNT trong một vài năm doanh thu nằm dưới ngưỡng nhưng lại trên ngưỡng trong những năm khác. Cách xử lý là không nên loại ra hay đưa vào LTO những đối tượng này ngay trong từng năm mà doanh thu của họ biến động xuống dưới ngưỡng, mà chỉ nên loại NNT ra khỏi LTO nếu doanh thu của họ nằm dưới ngưỡng ít nhất trong 3 năm liên tiếp và có đủ căn cứ cho thấy doanh thu của đối tượng đó trong những năm tới cũng sẽ dưới ngưỡng doanh thu tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, cần có sự quản lý đặc biệt đối với các công ty con và chi nhánh của doanh nghiệp lớn. Vì đôi khi các công ty tồn tại dưới dạng là một phần thuộc một tập đoàn bao gồm công ty mẹ và nhiều công ty con nên có thể cần được quản lý đặc biệt để giúp giám sát hiệu quả các giao dịch nội bộ. Bản thân các công ty con có thể không đủ lớn để đưa vào LTO, nhưng toàn bộ tập đoàn có thể cần được kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhưng nếu đưa tất cả các công ty con vào LTO quản lý thì sẽ làm tăng số đối tượng lên, đến mức gây ảnh hưởng đến hiệu quả của LTO. Vì vậy, LTO phải có thẩm quyền điều tra các công ty con như một phần trong thanh tra toàn diện đối với NNT lớn, để đảm bảo công tác thanh tra tất cả các công ty được phối hợp một cách phù hợp, kể cả trường hợp công ty con có thể đăng ký và thuộc quản lý của cơ quan thuế địa phương.

Một số quan điểm bày tỏ lo ngại rằng, NNT lớn thuộc quản lý của LTO có thể tự chia tách tổ chức của doanh nghiệp ra thành các công ty con, do đó mỗi công ty con trong cả tập đoàn đều không đạt tiêu chí lựa chọn và họ sẽ tránh được tầm kiểm soát của LTO. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, đây không phải là vấn đề quá phức tạp và thực tiễn không diễn ra như vậy. Với tính chuyên nghiệp cao hơn, các dịch vụ tốt hơn của LTO và tính thống nhất cũng như uy tín cao hơn của các doanh nghiệp lớn trên một quốc gia minh chứng rằng, NNT lớn thường thích làm việc với LTO hơn là cơ quan thuế địa phương.

Tương tự, NNT lớn có giao dịch thông qua chi nhánh ở nhiều nơi khác nhau có thể cũng đặt ra một số thách thức. Mặc dù một số nước yêu cầu các đối tượng này nộp tờ khai chung cho thuế GTGT và TNDN, nhưng một số nước khác như Việt Nam, thì các chi nhánh thường đăng ký độc lập, với cơ quan thuế địa phương phụ trách địa bàn họ cư trú. Như vậy, cơ chế giám sát phù hợp với NNT lớn đòi hỏi phải bao quát tất cả hoạt động của mọi thành phần trong tổ chức doanh nghiệp lớn. Điều này đặt ra yêu cầu các thanh tra viên của LTO phải được giao thẩm quyền điều tra những vấn đề thuế liên quan đến các văn phòng chi nhánh của NNT lớn, mặc dù chi nhánh có thể thuộc quyền quản lý của cơ quan thuế khác.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Đối với Việt Nam, trước khi áp dụng mô hình mới về quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn, cần phải chuẩn bị 3 nội dung: Một là, xây dựng qui chế lựa chọn NNT lớn, áp dụng tiêu chí doanh thu của NNT làm nội dung cơ bản, ngoài ra có thể đưa những ngành nghề phức tạp thường có các dàn xếp/giao dịch tài chính hoặc do tầm quan trọng kinh tế đặc thù của ngành đó vào diện quản lý của LTO như ngành ngân hàng và bảo hiểm. Hai là, thu thập các dữ liệu về sự phân bổ số thu theo qui mô của NNT để xác định số lượng NNT tối ưu đưa vào LTO quản lý, nhưng hạn chế qui tắc lựa chọn sao cho đảm bảo chỉ 800-1200 NNT được lựa chọn; Ba là, tránh không đưa những công ty con vào LTO nhưng phải đảm bảo thanh tra viên thuộc LTO có quyền đưa các công ty con vào diện kiểm tra khi thanh tra NNT lớn./.

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?