Thứ Tư, 12 tháng 11, 2008

Thuế đã được điều hành tốt trong lạm phát

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Với thời gian gói gọn trong vòng 100 phút ngắn ngủi trên nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh đã giải quyết xong 16 câu hỏi chất vấn tại hội trường xoay quanh hai nhóm vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là việc điều hành thuế và cơ chế giá trong tình hình lạm phát gia tăng.

Mở đầu phần chất vấn, Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh đã rất cẩn thận giải đáp một số nội dung của các đại biểu (ĐB) nêu còn sót lại tại kỳ họp thứ 3 vừa qua, chưa được giải quyết. Đó là một số vấn đế như: Thực hiện việc làm đường đến trung tâm xã, đến nay có tổng mức đầu tư 10.344 tỷ đồng và đã giải ngân được 3.348 tỷ đồng; về chính sách nhà ở với người nghèo: hiện hộ nghèo vùng biên giới theo diện 135 được hỗ trợ. Bộ trưởng cho biết sắp tới Chính phủ sẽ mở rộng diện hỗ trợ làm nhà cho các hộ nghèo khác trên cả nước; Về việc tổng kết mô hình Tập đoàn kinh tế: Bộ trưởng thông báo trước mắt cho sửa đổi về cơ chế tài chính (theo NĐ 199) về việc khống chế huy động vốn, khống chế đầu tư vốn ra bên ngoài, cấm đầu tư quỹ mạo hiểm, khống chế tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào các lĩnh vực chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

Tuy nhiên, vấn đề "nóng" nhất của buổi chất vất chiều 11/11 liên quan đến việc điều chỉnh thuế nhập khẩu gia cầm, vai trò điều tiết của nhà nước trong việc để thịt nhập khẩu tràn lan trong khi người chăn nuôi trong nước lao đao...?!

ĐB Nguyễn Thị Mai (Ninh Thuận): Tại sao giảm thuế nhập khẩu gia cầm sớm hơn 4 năm so với trong cam kết WTO khiến người chăn nuôi lao đao?

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh trả lời rằng việc điều hành thuế nhập khẩu đối với sản phẩm chăn nuôi và lộ trình giảm thuế được thực hiện đúng như đã cam kết. Đây là chính sách thuế nhất quán của Chính phủ, UBTVQH đã ban hành khung thuế giao Chính phủ thực hiện. Tuy nhiên, vào cuối 2007, lạm phát xảy ra trên toàn cầu và VN cũng bị ảnh hưởng, nhập siêu tăng 69%; tháng 8-2007, lạm phát tại Việt Nam tăng cao, nhóm thực phẩm chiếm 48,9% trong rổ hàng hóa.

Hàng loạt vấn đề tiếp theo như chăn nuôi gặp khó do dịch bệnh, thiên tai, đến đầu 2008 lạm phát lại tăng cao thêm. Lúc này, Chính phủ đã ra chỉ thị số 18 về việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu bò, heo, gà để tăng lượng cung trong nước. Thực hiện đồng thời là biện pháp hạ thuế nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi xuống 0% và 2% để phục hồi sản xuất trong nước.

Bộ trưởng khẳng định: thống kê của Cục Hải quan cho thấy thời điểm đó, VN nhập tổng cộng khoảng 176 triệu USD, trong đó chiếm 70% là nhập cánh, đùi và chân gà chứ không có chuyện nhập khẩu 2 tỷ USD thực phẩm như thông tin ĐB Mai nêu. Mục tiêu của thời điểm đó là kiềm chế lạm phát, là điều hành linh hoạt thuế trong điều kiện không bình thường như vậy là đúng.

Ông Ninh nói thêm, gà nhập khẩu nếu cộng luôn thuế vào thì giá vẫn còn rẻ hơn gà trong nước từ 30.000đ đến 50.000đ/con. Cho đến nay, ngành chăn nuôi trong nước hồi phục, Bộ Tài chính lại nâng mức thuế nhập khẩu lên để hổ trợ người chăn nuôi trong nước. Đây là việc điều hành thuế nhất quán.

Tuy thế, ĐB Nguyễn Thị Mai vẫn canh cánh một câu hỏi còn bỏ ngỏ là những thiệt hại của người nông dân chăn nuôi đến nay ai chịu trách nhiệm?

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh): Hiện nay tình hình giá cả đã giảm lại nhưng một số mặt hàng thực phẩm không giảm mà thậm chí còn tăng thêm, trong khi đó, giá xăng dầu trong thời gian qua vẫn còn giảm "cầm chừng"?

Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh giải thích việc giảm giá xăng dầu trong nước thời gian qua đúng là có độ trễ nhất định do phải để cho doanh nghiệp có thời gian thu lãi trước khi giảm giá. Khi giá thế giới tăng, DN đã buộc phải mua xăng dầu dự trữ lưu thông vì an ninh năng lượng. Thời gian qua, các DN chấp hành nghiêm túc chính sách giá của nhà nước.

Sắp tới, giá xăng dầu sẽ từng bước đi theo cơ chế thị trường. Theo đó, Bộ sẽ tính toán lại việc DN sẽ được bù ở mức nào và công bố để nhà nước kiểm soát và người dân giám sát. Việc điều chỉnh theo cơ chế giá thị trường cũng là để người dân tiêu dùng tiết kiệm hơn, giảm được nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới...

Liên quan đến cách tính giá xăng dầu hiện nay, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết giá đầu vào được tính bình quân 30 ngày trước thời điểm nhập khẩu. Như vậy, nếu lấy ngay thời điểm nhập khẩu ngày hôm trước để tính giá thành nhập khẩu như cách tính của các phương tiện truyền thông trong thời gian qua là không chính xác.

ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai ý kiến thâm: Bộ tài chính nên xem xét lại về cách điều hành cơ chế giá của mình, không thể để chính sách giá nhập nhằng như trong thời gian qua.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Nhiều đại biểu như ĐB H'Luôc N'Tơr (Dak Lak) nêu lên vấn đề gian lận xăng dầu, phí công tác cho các ĐB vùng sâu vùng xa; ĐB Mai Hữu Tín (Bình Dương) nêu vấn đề thuế xuất khẩu đồ gỗ chịu 10% làm điêu đứng doanh nghiệp; ĐB Nguyễn Văn Lưu (Cà Mau) hỏi mức hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại... đã đi "trật" vấn đề của phần chất vấn chiều nay nên sẽ được chuyển sang cho các vị Bộ trưởng Bộ công thương, Thống đốc ngân hàng nhà nước... trong phần chất vấn hôm nay(12-11).


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?