Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Quốc Hội thảo luận Luật Thuế TNCN sửa đổi, bổ sung: Đa số ý kiến thống nhất với tờ trình của Chính phủ

Ngày 15/11, tại hội trường, QH đã thảo luận về Luật Thuế TNCN sửa đổi, bổ sung với 3 nội dung sửa đổi chính, gồm: mức giảm trừ gia cảnh, khung thuế suất và hiệu lực thi hành. Đây là dự án luật được báo cáo và dự kiến thông qua ngay tại 1 kỳ họp vào ngày 22/11, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013.

Thảo luận tại hội trường với 9 ý kiến phát biểu, đa số các ĐB đều nhất trí với dự thảo luật do Chính phủ trình; trong đó, nội quan trọng nhất là, dự kiến nâng mức khởi điểm chịu thuế từ 4 lên mức 9 triệu đồng/người/tháng và mức giảm trừ gia cảnh từ 1,6 lên mức 3,6 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, 2 nội dung mới được quy định trong dự thảo luật là, mức giảm trừ gia cảnh nếu biến động tăng CPI từ 20% trở lên thì giao Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ QH quyết định và thời điểm áp dụng Luật Thuế TNCN sửa đổi từ 1/7/2013 đã được nhiều ý kiến đồng tình cao.


Thảo luận về phạm vi sửa đổi luật luật, ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề nghị sửa đổi bổ sung về nội dung giảm thuế, nghĩa là xem xét giảm thuế TNCN đối với một số nhóm đối tượng đặc thù, đó là các chuyên gia làm việc tại các khu công nghệ cao, khu công nghiệp phần mềm. Bởi, khoa học công nghệ có vai trò quyết định đến sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì thế cần khuyến khích, thu hút nhân lực, trong đó thuế là công cụ rất quan trọng. Lấy dẫn chứng về kinh nghiệm quốc tế, ĐB Nguyễn Lâm Thành cho biết, tại Belarut, mức thuế TNCN được ấn định cho những người làm việc cại các khu công nghệ cao, khu công nghiệp phần mềm là 9%; tại Malaixia 15% và Trung Quốc giảm tới 40% với các cá nhân có thu nhập trên 10.000 USD.


Về đối tượng miễn, giảm thuế, ĐB Trần Thanh Hải (TP HCM) đề nghị bổ sung Điều 4 về thu nhập được miễn thuế với các trường hợp bản thân người nuôi dưỡng bị bệnh hiểm nghèo, nhằm tạo điều kiện để những người này có thêm kinh phí điều trị bệnh. Trong khi đó, ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) đề nghị xem xét lại việc miễn thuế cho người có thu nhập trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Bởi trong lĩnh vực này có nhiều người thu nhập tới vài trăm, thậm chí vài chục tỷ đồng/năm nhưng lại không phải nộp thuế, việc đó là bất hợp lý.


Về biểu thuế, theo dự thảo luật quy định 7 bậc, thấp nhất là 5%, cao nhất là 35%. ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, nên bỏ bậc thuế thứ 7 với mức thuế 35%. Nếu để mức thuế này, số thu không chắc được nhiều nhưng nhìn vào bảng thuế thấy rằng thuế suất rất cao. Vì thế, nên bỏ bậc này để nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư, nhất là đối với nguồn nhân lực có chất lượng cao là các chuyên gia. Còn ĐB Chu Đức Quang (Lạng Sơn) đề xuất sửa đổi biểu thuế theo hướng giãn khoảng cách các bậc thuế xuống còn 5 bậc với các mức thuế: 5%, 10%, 15%, 25% và 35%.


Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Nguyễn thị Kim Ngân khẳng định, dự án Luật Thuế TNCN sửa đổi, bổ sung đã được chuẩn bị đúng quy trình, thủ tục; Ủy ban Thường vụ QH đã nghe và cho ý kiến trong quá trình chuẩn bị dự án luật; Ủy ban Tài chính cũng đã thẩm tra. Thảo luận tại hội trường ngày 15/11, hầu hết các ý kiến cơ bản tán thành với tờ trình; trong đó, các ĐB cũng nêu, phân tích thêm một số nội dung về mức giảm trừ gia cảnh, thu nhập chịu thuế, khung thuế suất, kỳ tính thuế, quyết toán thuế và thời điểm áp dụng luật. Trên cơ sở ý kiến các ĐB, Ủy ban Thường vụ QH sẽ chỉ đạo tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc, có giải trình thấu đáo và chỉnh lý lại dự thảo luật để trình QH xem xét thông qua vào cuối kỳ họp, đảm bảo chặt chẽ về nội dung, kỹ thuật và quy trình lập pháp.



Nguồn : gdt.gov.vn

Blog mang tính chất chia sẻ thông tin của tổng cục thuế. copy bài đã để lại nguồn.
Bài copy đã có chỉnh sửa cho phù hợp với blog, nội dung vẫn như cũ





Kế toán 247 - Kế toán Hà Nội
Công ty CP nghiên cứu và hỗ trợ Doanh Nghiệp Hà Nội
Cung cấp dịch vụ kế toán thuế - Đào tạo kế toán tổng hợp thực tế
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?