Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Thanh tra giá chuyển nhượng chiếm 20% tổng số cuộc thanh tra



Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quang Tiến (ảnh) – Vụ trưởng, Phó trưởng ban cải cách Tổng cục Thuế Việt Nam khi trao đổi với phóng viên báo chí bên lề hội thảo “Quản lý hoạt động chuyển giá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức sáng 11/12.


Hiện tượng chuyển giá không còn mới ở Việt Nam, tuy nhiên việc quản lý vẫn rất khó khăn, vậy xin ông cho biết thực trạng của công tác quản lý giá chuyển nhượng?


Trước hết phải khẳng định, chuyển giá là hành vi thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết và thường diễn ra ở các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thậm chí cả các DN trong nước thành lập theo mô hình công ty mẹ công ty con. Chính vì vậy việc quản lý giá chuyển nhượng (GCN) cần phải được đẩy mạnh theo đúng trọng tâm, trọng điểm, nhằm đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh. Về quy định pháp lý đối với GCN, ngay từ năm 1997, Bộ Tài chính đã có quy định hướng dẫn về thuế đối với người nước ngoài. Trong Thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng hướng dẫn chi tiết về quan hệ của các bên liên kết, như tỷ lệ nắm giữ vốn của chủ đầu tư và chủ sở hữu, tỷ lệ vốn vay của bên liên kết, 5 phương pháp xác định giá thị trường và quy định bắt buộc DN liên kết phải thực hiện xác định giá thị trường, đồng thời phải khai báo với cơ quan thuế hàng năm.


Trong Luật Quản lý thuế sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/07/2013 đã bổ sung cơ chế thoả thuận giá trước giữa cơ quan thuế và người nộp thuế (APA). Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, tại cấp Tổng cục Thuế đã thành lập tổ chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chống chuyển giá gồm 22 thành viên và dự kiến sẽ tiếp tục thành lập tổ chuyên trách quản lý thuế chống chuyển giá ở một số Cục Thuế quản lý nhiều DN liên kết. Tuy nhiên, trình độ cán bộ chưa đồng đều người có chuyên môn và kinh nghiệm thì thiếu ngoại ngữ và ngược lại, trong khi để chống chuyển giá đòi hỏi cán bộ giỏi ngoại ngữ và tình thông nghiệp vụ. Chính bởi vậy, trong giai đoạn từ 2005- 2009 công tác thanh tra chống chuyển giá ít được tiến hành. Nhưng từ năm 2010 đến nay, ngành thuế đã chú trọng phân tích rủi ro và công tác thanh tra GCN đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chỉ tính riêng năm 2012, toàn ngành thuế đã thanh, kiểm tra 1.495 DN lỗ có dấu hiệu chuyển giá, qua kiểm tra nhiều DN từ lỗ đã có lãi, truy thu và phạt 622,8 tỷ đồng, giảm lỗ 3.306 tỷ đồng, nộp và ngân sách trên 200 tỷ đồng, đặc biệt có cuộc thanh tra đã điều chỉnh giảm giá vốn gần 80 triệu USD.


Theo đánh giá của ông, đâu là những trở lực trong công tác quản lý giá chuyển nhượng?


Đến nay, hệ thống cơ sở dữ liệu đã tích hợp tương đối đầy đủ các thông tin về đăng ký thuế, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và cân đối kế toán, tình hình kê khai nộp thuế của mỗi DN. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu vẫn chưa đáp ứng được tốt cho công tác thanh tra GCN, do một số thông tin về người nộp thuế vẫn chưa được tin học hoá mà vẫn lưu trữ dưới dạng văn bản giấy như chức năng hoạt động, quan hệ sở hữu vốn, thông tin về giao dịch giữa các bên liên kết. Thiếu các thông tin bổ trợ cho công tác phân tích so sánh như cơ cấu tổ chức, quan hệ sở hữu vốn trong tập đoàn, quy trình sản xuất sản phẩm thông tin chung của các ngành sản xuất như xu hướng và tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, kinh phí để xây dựng cơ sở dữ liệu còn hạn chế. Đặc biệt việc thực hiện bảo vệ quyền đánh thuế của các nước dẫn đến sự hợp tác trao đổi thông tin giữa các quốc gia rất hạn chế. Chính những khó khăn, thách thức này đã làm cho hiệu quả công tác quản lý GCN chưa đạt được những kết quả như mong muốn.


Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý GCN, trong năm 2013 cũng như những năm tiếp theo, cơ quan thuế sẽ áp dụng những giải pháp trọng tâm nào, thưa ông?


Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1250/QĐ-BTC về chương trình kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015, theo đó trong thời gian tới cơ quan thuế sẽ tập trung lực lượng tăng cường công tác thanh tra các đối tượng rủi ro, được đánh giá bằng những tiêu chí được xây dựng cụ thể, trong đó trọng tâm là những DN kê khai lỗ triền miên nhưng vẫn mở rộng đầu tư, các trường hợp nâng giá vốn đầu tư thông qua tài sản hữu hình, các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới. Phấn đấu tỷ lệ thanh tra GCN chiếm 20% tổng số các cuộc thành tra được thực hiện.


Ngoài thanh tra, kiểm tra để quản lý tốt GCN, cơ quan thuế sẽ nghiên cứu bổ sung hoàn thiện quy chế pháp lý, như bổ sung quy định về vốn mỏng. Bên cạnh đó, để trốn thuế thông qua GCN các tập đoàn, các công ty đa quốc gia thường lập kế hoạch bài bản và có các công ty kiểm toán giúp sức. Do đó, trong thời gian tới một mặt cơ quan thuế sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức sắp sếp bộ máy quản lý GCN hợp lý, đồng thời tích cực đào tạo phát triển nguồn nhân lực GCN. Mặt khác, sẽ yêu cầu về trách nhiệm của cơ quan kiểm toán trong kê khai của doanh nghiệp liên kết và nếu xảy ra hậu quả truy thu ở các doanh nghiệp liên kết đã được kiểm toán thì công ty kiểm toán cũng phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Ngoài ra, cơ quan thuế sẽ tích cực xây dựng cơ sở dữ liệu và tăng cường hợp tác quốc tể để nâng cao hiệu quả công tác quản lý GCN, đảm bảo xây dựng môi trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng./.


Xin cảm ơn ông!





Nguồn : gdt.gov.vn

Blog mang tính chất chia sẻ thông tin của tổng cục thuế. copy bài đã để lại nguồn.
Bài copy đã có chỉnh sửa cho phù hợp với blog, nội dung vẫn như cũ





Kế toán 247 - Kế toán Hà Nội
Công ty CP nghiên cứu và hỗ trợ Doanh Nghiệp Hà Nội
Cung cấp dịch vụ kế toán thuế - Đào tạo kế toán tổng hợp thực tế
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?