Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2008

Ứng dụng tin học vào quản lý thuế TNCN ngay từ khâu đầu

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Hiện tại, khi thời điểm Luật Thuế TNCN có hiệu lực đã đến rất gần thì công tác chuẩn bị các điều kiện hạ tầng để triển khai Luật đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, không chỉ đối với ngành thuế, mà còn đối với cộng đồng xã hội. Xung quanh việc triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý thuế TNCN, Tạp chí Thuế đã phỏng vấn bà Trương Hải Đường - Cục trưởng Cục ứng dụng CNTT, Tổng cục Thuế.

Bà có thể cho biết, ứng dụng CNTT sẽ tham gia vào quản lý thuế TNCN như thế nào?

Quy trình quản lý thuế TNCN bắt đầu bằng việc đăng ký cấp mã số thuế và chúng tôi cũng sẽ xây dựng các ứng dụng CNTT ngay từ khâu này. Đối với các cá nhân có phát sinh thu nhập độc lập mà tự kê khai với cơ quan thuế thì ngay thời điểm Luật Thuế TNCN có hiệu lực vào đầu năm 2009, ngành thuế sẽ ban hành tờ khai thu nhập tạm nộp để người nộp thuế kê khai số ước thu nhập hàng tháng, hàng quý và nộp lại cho cơ quan thuế. Tờ khai đó sẽ được xử lý bằng CNTT để xác định nghĩa vụ thuế ban đầu của người nộp thuế. Đối với các cá nhân làm công ăn lương, sau khi được cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ thuế, tờ khai được chuyển đến cơ quan thuế và được nhập vào hệ thống ứng dụng để phân định nghĩa vụ nộp thuế của từng cá nhân. Theo lộ trình, dự kiến đến cuối 2009, hệ thống ứng dụng CNTT của ngành thuế sẽ được phát triển mở rộng, nâng cấp thêm phần xử lý tờ khai quyết toán thuế của từng cá nhân. Đến đầu năm 2010, cá nhân có thu nhập chịu thuế sẽ phải lập từng bản quyết toán thuế riêng (gọi là tờ khai quyết toán thuế năm) để nộp cho cơ quan thuế, sau đó sẽ được xử lý bằng các ứng dụng tin học trong quản lý. Ước tính đến năm 2010, số tờ khai quyết toán thuế năm nộp cho cơ quan thuế sẽ lên tới khoảng 3-4 triệu tờ khai.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Với vai trò rất quan trọng như vậy thì đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng CNTT đã được ngành thuế thực hiện như thế nào, thưa bà?

Thuế TNCN là sắc thuế có độ bao quát rộng, đối tượng chịu thuế lớn, ước tính sẽ có tới khoảng 15 triệu người được đăng ký để cấp mã số thuế. Nhưng thời gian đầu, số đối tượng nộp thuế TNCN được đưa vào diện quản lý thuế khoảng 3 triệu người.

Ngay từ thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007 - khi đó Bộ Tài chính mới bắt đầu nghiên cứu soạn thảo dự án Luật Thuế TNCN thì Ban Tin học Tổng cục Thuế (nay là Cục ứng dụng CNTT) đã triển khai các công việc nghiên cứu, nắm bắt các nội dung của dự án luật, nhằm xác định quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý để phân tích, xây dựng quy trình quản lý thuế, theo đó đã lập dự án tin học hoá quản lý thuế TNCN. Trước mắt, để phục vụ cho yêu cầu quản lý thuế TNCN vào đầu năm 2009, ngành thuế đang tiến hành nâng cấp các ứng dụng hiện có. Dự kiến, đến hết quý II/2009, sẽ đưa các ứng dụng mới vào xử lý tờ khai và đến thời điểm đầu năm 2010, các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế TNCN sẽ được hoàn chỉnh để tin học hoá toàn bộ.

Thuế TNCN là sắc thuế đặc thù, người nộp thuế TNCN có thu nhập tại nhiều địa bàn khác nhau trong khi đó việc thiết lập cơ sở dữ liệu để quản lý mới ở giai đoạn manh nha, nên chắc chắn việc triển khai các ứng dụng CNTT vào quản lý sẽ không dễ. Vậy ngành thuế xử lý vấn đề này như thế nào?

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Đúng như vậy, hệ thống ứng dụng CNTT hiện hành của ngành thuế đang bị phân tán theo chức năng quản lý của từng đơn vị. Cấp Chi cục Thuế quản lý các hộ, các doanh nghiệp nhỏ và tự quản lý toàn bộ dữ liệu, xử lý thông tin hàng ngày. Còn cấp Cục Thuế quản lý các DN vừa, lớn và dữ liệu, thông tin cũng được Cục Thuế lưu, xử lý phục vụ các tác nghiệp hàng ngày. Cấp Tổng cục Thuế không quản lý dữ liệu các đối tượng nộp thuế mà khi cần thì cơ quan cấp dưới sẽ chuyển thông tin tổng hợp mang tính chất thống kê, phục vụ cho công tác phân tích chỉ đạo.

Với thuế TNCN, do đặc thù một cá nhân có thể có thu nhập tại nhiều địa bàn khác nhau, nên việc phân cấp tổ chức cơ sở dữ liệu và ứng dụng CNTT như hiện nay sẽ không phù hợp. Do đó, ngành thuế cũng đang có kế hoạch thay đổi tổng thể mô hình kiến trúc ứng dụng CNTT, chuyển dần từ mô hình xử lý phân tán sang mô hình xử lý tập trung, theo đó, sẽ tập trung toàn bộ dữ liệu tại cấp trung ương, còn các cấp dưới sẽ thực hiện vai trò nhập dữ liệu.

Với một khối lượng công việc lớn như vậy thì khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện tại là quỹ thời gian không còn nhiều. Đối với lĩnh vực tin học phải cần có thông tư hướng dẫn cụ thể từng mẫu, biểu và các quy trình nghiệp vụ, nhưng hiện tại vẫn chưa có thông tư hướng dẫn về thuế TNCN. Ngoài ra, nguồn nhân lực đáp ứng việc vận hành, quản lý và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học trong quản lý thuế hiện nay cũng là cả một vấn đề lớn, người giỏi về tin học lại hạn chế trong các nghiệp vụ kế toán, thống kê và ngược lại. Hơn thế, việc giữ chân và thu hút được nhân lực giỏi về CNTT làm việc trong ngành cũng đang là bài toán khó!

Trước những khó khăn đó, ngành thuế đã chủ động có giải pháp như thế nào, thưa bà?

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ngành thuế đang gấp rút cùng với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, hoàn thành các văn bản hướng dẫn theo các trình tự, quy trình nghiệp vụ cụ thể, từ đó sẽ nâng cấp các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ quản lý, nhằm đáp ứng tốt nhất ngay khi Luật Thuế TNCN có hiệu lực. Với vấn đề nguồn nhân lực, Cục ứng dụng CNTT cũng đã kiến nghị với Tổng cục Thuế có một cơ chế hợp lý để “thu dụng nhân tài”, đồng thời Cục cũng chủ động bồi dưỡng, đào tạo những kỹ năng cần thiết cho các CBCC, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Xin cảm ơn bà!


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?