Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

Thực hiện Luật Quản lý thuế ở TP Hồ Chí Minh: Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đặt lên hàng đầu

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Cục trưởng Cục Thuế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Đình Tấn đã rất lạc quan khi cho rằng, những “cái được” khi triển khai thực hiện Luật Quản Lý thuế là cơ bản, nền tảng, còn những vướng mắc chỉ là những phát sinh không lớn trong giai đoạn đầu chuyển giao và hoàn toàn có thế giải quyết được bằng kinh nghiệm và sự quyết tâm. Cuộc trao đổi sau đây giữa Cục trưởng Nguyễn Đình Tấn với phóng viên Tạp Chí Thuế sẽ khắc hoạ rõ nét hơn ý chí này.

Xin Cục trưởng cho biết, sau hơn một năm triển khai, Luật Quản Lý (QLT) thuế đã phát huy hiệu quả như thế nào đối với công tác quản lý thuế trên địa bàn, đặc biệt là đối với kết quả động viên cho NSNN?

Chính thức có hiệu lực từ 1/7/2007, đến nay, sau hơn một năm triển khai, Luật QLT đã mang lại hiệu quả rõ rệt trên 5 mặt được cơ bản:

Một là, Luật QLT đã tạo điều kiện để thay đổi, kiện toàn lại bộ máy quản lý, theo đó tổ chức bộ máy của 19 Phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 24 Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh được chuyển đổi, sắp xếp lại theo mô hình chức năng, đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời kỳ mới.

Hai là, công chức, viên chức thuế được phân loại, đánh giá, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, chuyên nghiệp theo chức năng quản lý. Đặc biệt, nhận thức cũng như trình độ chuyên môn của mỗi công chức, viên chức thuế được nâng cao hơn để đảm nhận tốt nhiệm vụ được giao.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung của lãnh đạo Cục Thuế, các Phòng, Chi cục Thuế có tính trọng tâm, trọng điểm, tập trung chủ yếu vào 4 chức năng chính là tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đăng ký kê khai thuế và kế toán thuế, kiểm tra, thanh tra, quản lý nợ và xử lý nợ đọng thuế.

Bốn là, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được đặt lên hàng đầu. Theo đó, người nộp thuế được hưởng nhiều quyền lợi từ việc thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế; được quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ về thuế theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; được gia hạn nộp thuế; được đón tiếp trân trọng, thân thiện gần gũi khi giao dịch với cơ quan thuế, công chức thuế. Chính điều đó đã là động lực khiến ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp, các hộ kinh doanh ngày càng hoàn thiện.

Năm là, các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân liên quan như Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, Tài nguyên - Môi trường… đã nhận thức rõ hơn về trách nhiệm trong việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý theo Luật QLT.

Như vậy, bước đầu có thể khẳng định, Luật QLT đã đi vào cuộc sống, được các tổ chức, cá nhân và người dân đón nhận, đánh giá cao. Minh chứng cho điều này là kết quả thu thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2007 thực hiện được 50.998 tỷ đồng, đạt 108,14% dự toán pháp lệnh, tăng 26,33% so với cùng kỳ năm 2006. 9 tháng đầu năm 2008, mặc dù tình hình kinh tế của cả nước nói chung và trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều biến động phức tạp, không có lợi cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng kết quả thu thuế thực hiện được 48.655 tỷ đồng, đạt trên 90% dự toán pháp lệnh, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2007.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Những tín hiệu khả quan như vậy có đồng nghĩa với việc không có những vướng mắc phát sinh khi thực hiện Luật không, thưa Cục trưởng?

Trong nhận thức của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, việc triển khai Luật QLT là một chủ trương lớn, chưa có tiền lệ, phạm vi tác động của Luật rất rộng, nên trong giai đoạn đầu triển khai, những vướng mắc phát sinh là khó tránh khỏi, cụ thể là:

Mặc dù đã được Cục Thuế làm công tác tư tưởng, được tập huấn trước khi triển khai thực hiện Luật nhưng cách nghĩ, cách làm của một số công chức, viên chức chưa theo kịp tiến độ đổi mới; chưa thấy hết tính ưu việt của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng với việc triển khai mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ tin học để chuyên môn hoá công việc và liên kết hóa các bộ phận của quy trình quản lý thuế, nên hiệu quả công việc đạt được chưa như mong muốn. Đâu đó vẫn còn có những cán bộ chậm đổi mới, vẫn làm việc, quản lý theo cách cũ, lạc hậu, chưa đáp ứng với cơ chế quản lý mới.

Nguyên tắc quản lý của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng đòi hỏi phải có các quy trình, quy chế phối hợp giữa các bộ phận, nhằm gắn kết chặt chẽ các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý. Không chỉ thế, các quy trình, quy chế này phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phối hợp thực hiện công việc cụ thể ở mỗi chức năng mới, từ đó chuẩn hoá các quy trình theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đảm bảo cho công tác quản lý thuế được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Tuy nhiên thời gian qua, công việc này triển khai còn chậm so với tiến độ triển khai Luật QLT, gây khó khăn không nhỏ cho công tác khai thác, phân tích, sử dụng thông tin phục vụ quản lý thuế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ngoài ra, việc triển khai Luật QLT bắt buộc cơ quan thuế các cấp phải tổ chức lại bộ máy, phân bổ lại nguồn nhân lực trong khi chưa có các quy trình quản lý mới, chưa có quy định tiêu chuẩn hoá chức danh công chức, viên chức làm việc ở các bộ phận chức năng; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã có nhiều nỗ lực nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý mới. Đây thật sự là những thách thức không nhỏ không chỉ đối với Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh mà còn đối với nhiều Cục Thuế khác.

Vậy để Luật QLT ngày càng phát huy hiệu quả trong cuộc sống, góp phần đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế năm 2008 và các năm tiếp theo, Cục trưởng có đề xuất, kiến nghị gì?

Để Luật QLT ngày càng phát huy hiệu quả trong cuộc sống, từ thực tế triển khai, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có một số kiến nghị sau:

Trước mắt, sớm hoàn thiện bộ quy trình nghiệp vụ quản lý (Tuyên truyền - Hỗ trợ, Kê khai - Kế toán, Kiểm tra, Thanh tra, quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế…) trên cơ sở liên kết, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng, hoàn thiện và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu người nộp thuế và các thông tin khác, phục vụ công tác quản lý thuế. Đồng thời thực hiện thống kê, rà soát, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hệ thống mẫu biểu trong quản lý thuế (nhất là bộ mẫu biểu trong Thông tư 60/2007/TT-BTC), đảm bảo thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện cho cả công chức thuế và người nộp thuế, phù hợp với chương trình cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.

Về đội ngũ công chức, viên chức thuế cần được tiêu chuẩn hoá chức danh, ngạch công chức theo chức năng để làm cơ sở biên soạn tài liệu, xây dựng sổ tay quản lý, xây dựng quy chế và tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống, chuyên sâu, chuyên nghiệp với đầy đủ các kỹ năng cần thiết, đảm bảo thực thi tốt công vụ, và cũng tạo điều kiện để Cục Thuế các địa phương triển khai luân chuyển công việc, địa bàn đối với công chức, viên chức hiệu quả hơn.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Trên cơ sở tiêu chuẩn hoá chức danh công chức theo chức năng và nhu cầu công việc, cần thực hiện định biên, phân cấp tuyển dụng để các Cục Thuế chủ động hơn trong công tác tổ chức nguồn lực theo chức năng, đảm bảo phù hợp, chất lượng, hiệu quả, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Xin cám ơn Cục trưởng!


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?