Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2005

3.600 doanh nghiệp nợ 2.700 tỷ đồng thuế XNK

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Ngành Hải quan đang bức xúc trước tình trạng 3.600 doanh nghiệp chây ỳ không trả nợ thuế xuất nhập khẩu và con số này chưa có dấu hiệu giảm xuống.

Trong cuộc gặp gỡ một số phóng viên chiều qua (20/10) tại Hà Nội, ông Lê Thành Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan - cho biết, hiện có khoảng 3.600 doanh nghiệp đang nợ thuế xuất nhập khẩu, bằng 7% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Số nợ đọng thuế xuất nhập khẩu chiếm từ 5 - 6% trong tổng số thu ngân sách được giao của ngành Hải quan (46.000 tỷ đồng) trong năm 2005, tức khoảng trên 2.700 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu chiếm khoảng 19%, còn lại là nợ thường. "Có những DN nợ đọng thuế luỹ kế nhiều năm lên đến hàng tỷ đồng", ông Đức nói.

Cơ chế dung dưỡng nợ thuế

Theo ông Đức, việc cơ chế cho phép các DN được hưởng thời gian ân hạn nộp thuế quá lâu mà không kèm theo bất cứ một điều kiện ràng buộc nào là nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn dẫn tới tình trạng số nợ đọng thuế tiếp tục phát sinh và kéo dài đến nay vẫn chưa thể khắc phục được triệt để.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
"Việc qui định các chế tài xử lý đối với các đối tượng nợ thuế nhưng thiếu sự hướng dẫn chi tiết, rõ ràng đã tạo ra không ít khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện. Chẳng hạn như qui định chế tài thu giữ, kê biên tài sản của đối tượng nợ thuế nhưng không hướng dẫn chi tiết về trình tự thủ tục thực hiện thu giữ kê biên và những loại tài sản được thu giữ, kê biên. Cơ sở xác định giá trị của tài sản thu giữ, việc quản lý và xử lý tài sản thu giữ, đối tượng nợ thuế nào phải áp dụng biện pháp thu giữ... đều chưa rõ ràng".

Thậm chí, theo quy định của Luật thuế mới, DN nợ thuế quá hạn còn được phép làm thủ tục thêm 90 ngày mới bị cưỡng chế làm thủ tục nhập khẩu là một hậu thuẫn khác để số nợ thuế tăng lên.

Ông Đức cũng thừa nhận rằng, về phía mình, cán bộ Hải quan và cơ quan quản lý chưa có sự phối hợp tốt. Nhiều đơn vị Hải quan địa phương chưa thấy hết việc đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế là công việc thường xuyên, liên tục nên chỉ làm thụ động và có tính chiến dịch khi có sự đôn đốc của Tổng cục Hải quan. Công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng chưa được làm nghiêm. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý còn nhiều bất cập và không phải không có những cán bộ Hải quan có hiện tượng thoái hoá biến chất, "chia chác" với DN.

DN chưa hẳn đã "ngoan"

Về phía các DN, Hải quan cho rằng còn có những đơn vị thiếu ý thức chấp hành pháp luật thuế. Họ luôn có tư tưởng chống đối việc chấp hành pháp luật thuế, họ luôn cố tình lợi dụng những sơ hở của hệ thống chính sách và cơ chế quản lý đối với hàng hoá xuất nhập khẩu để gian lận thuế. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp nợ thuế không được phép làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá thì doanh nghiệp đã uỷ thác nhập khẩu cho doanh nghiệp khác thực hiện, hoặc thực hiện một vài phi vụ nhập khẩu xong rồi không hoạt động xuất nhập khẩu nữa, hoặc tự giải tán để trốn tránh việc nộp thuế, kể cả dụ dỗ lôi kéo, mua chuộc cán bộ quản lý.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ông Đức cho biết, đối với các khoản nợ thuế khó có khả năng thu hồi hoặc nợ của các DN đã phá sản, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ cho xoá nợ.

Với các DN còn nợ thuế và không còn địa chỉ (doanh nghiệp mất tích), Hải quan sẽ công khai tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại liên lạc... của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các doanh nghiệp được coi là mất tích, cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với cơ quan công an, sở Kế hoạch và Đầu tư truy tìm. Các DN làm ăn thua lỗ hoặc không có khả năng thu đòi sẽ được xác định thực trạng thua lỗ để có biện pháp xử lý.

Với các DN chây ỳ nợ mà vẫn hoạt động bình thường, Bộ Tài chính sẽ đề nghị Chính phủ chỉ cho phép họ được tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu hàng với điều kiện nộp thuế ngay cho các lô hàng mới và một phần số nợ cũ trước khi thông quan hàng hoá.

Hải quan sẽ phối hợp với cục thuế địa phương và ngân hàng (nơi doanh nghiệp mở tài khoản) để áp dụng các biện pháp mạnh như đưa lên thông tin đại chúng, phong toả tài khoản, kê biên tài sản, thu giữ hàng hoá, đề nghị truy tố trước pháp luật đối với các doanh nghiệp chây ỳ thuế. Tuy nhiên, việc thông báo danh sách DN lên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương chưa phát huy được hiệu quả và ngay bản thân các ngân hàng cũng không muốn phối hợp với Hải quan để phong toả tài khoản của DN vì sợ mất khách.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?