Thứ Tư, 21 tháng 5, 2008

Thay đổi cách tiếp cận đối tượng nộp thuế và phương pháp tính thuế

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Về Luật Thuế GTGT

Việc sửa đổi Luật Thuế GTGT trước hết nhằm khắc phục những vấn đề được đặt ra từ thực trạng điều chỉnh của pháp luật thuế GTGT, cũng như nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai, đơn giản và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Mặt khác còn xuất phát từ yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đòi hỏi mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Với mục tiêu, yêu cầu đó, dự thảo Luật Thuế GTGT cần bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề như sau:

Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế được qui định trong luật thuế là điều kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT, nên việc qui định trực tiếp “hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT” là chưa đúng về phương diện lý luận cũng như bản chất của sự việc hiện tượng. Thực tế, thuế GTGT đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chứ không đánh vào hàng hoá, dịch vụ, nên thuế GTGT thuộc loại thuế tiêu dùng - nghĩa là hàng hoá, dịch vụ chưa được đưa vào lưu thông, chưa thông qua việc mua bán, trao đổi thì chưa bị đánh thuế GTGT. Mặt khác, nếu quy định trực tiếp “hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT”, sẽ dẫn đến hệ quả không xác định được thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT và đó cũng là một nhược điểm của Luật Thuế GTGT hiện hành. Cụ thể Điều 2, sửa lại là “đối tượng chịu thuế GTGT là các hoạt động chuyển giao hàng hoá, cung cấp dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.”

Luật Thuế GTGT sửa đổi cần thu hẹp diện đối tượng nộp thuế GTGT bằng cách qui định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh như nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Những đối tượng nào không đạt được mức doanh số này sẽ chuyển sang áp dụng thuế khoán ấn định trên doanh thu, còn những hộ kinh doanh còn lại bắt buộc phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán chứng từ hoá đơn để tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ngoài qui định này, có thể cho phép một số đối tượng được nộp thuế GTGT theo sự tự nguyện của họ. Nếu giải quyết triệt để vấn đề này thì Luật Thuế GTGT sẽ không cần phải qui định phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT mà thực chất là phương pháp khoán ấn định trên doanh thu.

Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT

Những đối tượng hiện nay Luật Thuế GTGT quy định không thuộc diện chịu thuế GTGT nên chuyển thành “đối tượng được miễn trừ thuế GTGT hoặc các hoạt động được miễn trừ thuế GTGT”. Bởi khi nói đến đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT là nói đến những hoạt động kinh tế không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thuế GTGT, nên các nhà chuyên môn không thể bàn cãi thu hẹp hay mở rộng đối tượng này. Ngược lại, đối tượng được miễn trừ thuế GTGT là những hoạt động kinh tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thuế GTGT nhưng được miễn trừ nghĩa vụ thuế. Điều này hoàn toàn phù hợp với qui định của Điều 2, đó là các “hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam”. Vì vậy, nếu dùng thuật ngữ “Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT” sẽ mâu thuẫn với qui định của Điều 2 dự thảo luật.

Mặt khác, để đảm bảo thuế GTGT là thuế tiêu dùng đánh trên bình diện rộng có tính liên hoàn và trung lập kinh tế cao, Luật Thuế GTGT sửa đối lần này cần mạnh dạn thu hẹp diện miễn trừ thuế GTGT.

Đối với các dịch vụ tài chính cũng nên xem xét đưa ra khỏi diện không thuộc diện chịu thuế, chẳng hạn đối với dịch vụ tín dụng có thể cân nhắc áp dụng mức thuế suất 0% hoặc áp dụng mức thuế suất 10% trên mức chênh lệch lãi suất (giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay).

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ngoài ra, nên bỏ khoản 25, Điều 4 của dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT: “hàng hoá, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu của công chức nhà nước” vì ở đây có sự nhầm lẫn về đối tượng chịu thuế GTGT.

Về phương pháp tính thuế

Thực tiễn áp dụng thuế GTGT cho thấy, phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT đã không có mấy tác dụng mà thậm chí còn phản ánh sai lệch nghĩa vụ thuế GTGT cũng như bản chất của thuế GTGT và đưa đến nhiều hậu quả phái sinh tiêu cực khác. Mặt khác, phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT chỉ tồn tại trên phương diện lý thuyết còn thực tế nó không phải là một phương pháp tính thuế. Hơn nữa, nếu như Luật Thuế GTGT sửa đổi xác định lại phạm vi đối tượng nộp thuế GTGT bằng cách đưa ra ngưỡng chịu thuế thì phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT không còn lý do để tồn tại. Vì vậy tất yếu Luật Thuế GTGT sửa đổi chỉ cần qui định một phương pháp tính thuế duy nhất đó là phương pháp khấu trừ thuế GTGT.

Về Luật Thuế TNDN

Về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Khoản 1 nên bổ sung thêm “các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng”.

Khoản 4, phần chi vượt mức về trích lập dự phòng, tiền trang phục, tiền ăn giữa ca nên cho khấu trừ nếu doanh nghiệp có đủ hoá đơn chứng từ theo qui định của pháp luật. Vì đây cũng là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - một điều kiện xác định các khoản chi được khấu trừ (Qui định tại khoản 2, Điều 7 của Dự thảo)

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Khoản 9, “tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân” nên cho khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để phù hợp với qui định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, cũng như đảm bảo sự bình đẳng của các chủ doanh nghiệp trước pháp luật và phù hợp với qui định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Khoản 12, nên bóc tách riêng chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi hoa hồng môi giới với các khoản chi tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, chi hội nghị. Bởi chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại là chi phí của hoạt động xúc tiến thương mại, vì vậy nên cho doanh nghiệp được khấu trừ theo mức chi thực tế mà không cần khống chế 10% như dự thảo.

Ngoài khoản chi hoa hồng môi giới, cần bổ sung khoản chi hoa hồng đại lý, chi phí uỷ thác, chi phí đại diện cho thương nhân…và các khoản chi này cũng nên xem xét cho doanh nghiệp được khấu trừ theo mức chi thực tế, bởi Luật Thương mại đã qui định rõ cách xác định mức thù lao của các hoạt động này, hơn nữa đây là các hoạt động trung gian thương mại.

Về nơi nộp thuế TNDN

Không nên qui định nơi nộp thu TNDN cắt khúc theo địa bàn tỉnh, thành phố như dự thảo bởi hai lý do: vừa gây khó khăn cho cơ quan quản lý thuế và ngay cả chính bản thân doanh nghiệp, đặc biệt sẽ rất phức tạp trong việc quyết toán thuế; vừa không hiệu quả về mặt quản lý thuế và cũng không hiệu quả trong công tác quản lý, làm tăng khối lượng công việc không cần thiết cho doanh nghiệp.

Về ưu đãi thuế TNDN

Nên cân nhắc xem xét bỏ Điều 14 và thay bằng cách hạ mức thuế suất ưu đãi và kéo dài thời gian hưởng mức thuế suất ưu đãi được qui định tại Điều 13. Bởi thuế TNDN là thuế trực thu, hưởng thuế suất ưu đãi hay miễn thuế, giảm thuế thì cũng chính doanh nghiệp nộp thuế được hưởng, để tránh sự trùng lắp của chính sách thuế và sự phức tạp trong công tác quản lý thuế.

Cũng nên cân nhắc xem xét bỏ Điều 16, bởi với qui định này chính sách thuế đã phải thực hiện quá nhiều chính sách xã hội dẫn đến sự “dàn trải, bao sân”, trong khi đó chúng ta vẫn còn nhiều cách xử lý tốt hơn mà vẫn đạt được hiệu quả về việc thực hiện các chính sách xã hội bằng việc sử dụng các công cụ tài chính khác như công cụ chi NSNN hoặc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư./.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?