Thứ Tư, 7 tháng 5, 2008

Cải thiện dịch vụ hỗ trợ, tư vấn thuế đáp ứng yêu cầu cơ chế tự khai tự nộp

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế được xem là một bước ngoặt quan trọng của lộ trình cải cách thuế ở nước ta, nhằm hướng đến một nền quản lý thuế hiện đại, phù hợp với thông lệ thuế quốc tế. Theo phương thức này, các doanh nghiệp nộp thuế tự đánh giá và kê khai khoản thuế phải nộp trên cơ sở các kết quả kinh doanh và tự thực hiện nộp số thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước. Để vận hành hệ thống này, điểm mấu chốt là yêu cầu sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT), theo đó họ phải hiểu biết sâu sắc về luật thuế và nghĩa vụ thuế của mình. Đồng thời cần sự kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan thuế, trong đó, điều kiện đầu tiên và quyết định là thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế để nâng cao ý thức và xây dựng “văn hoá thuế” trong cộng đồng doanh nghiệp.

Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn thuế ở Việt Nam - sự cần thiết khách quan

Trong lộ trình cải cách, hàng loạt thay đổi lớn được thực hiện liên quan đến tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ và nhân sự của cơ quan thuế, nhằm tạo điều kiện thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp. Trước hết là thay đổi trong nhận thức quản lý. Đây được coi là nhân tố mở đường cho quá trình cải cách. NNT được coi là trung tâm của quá trình quản lý, còn cơ quan thuế chuyển từ vai trò “người quản lý” sang “người đồng hành” với vai trò cung cấp các dịch vụ công (tuyên truyền và hỗ trợ NNT). Thay đổi này không những thể hiện được sự dân chủ mà còn phát huy được tính chủ động và trách nhiệm của NNT; Thứ hai là thay đổi về tổ chức bộ máy và cơ cấu ngành thuế với định hướng quản lý theo chức năng đã cho ra đời bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Điều đó tạo thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ; Thay đổi thứ ba là sự phát triển mạnh dịch vụ hỗ trợ NNT, lấy mục tiêu phục vụ làm nền tảng căn bản để xây dựng một hệ thống quản lý thuế công bằng và hiệu quả. Hàng loạt các hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ của mình như cung cấp thông tin, tài liệu để họ thực hiện tốt pháp luật thuế; tiếp nhận và giải đáp các vướng mắc của NNT về chính sách pháp luật thuế; Giúp NNT giám sát các bộ phận trong cơ quan thuế giải quyết yêu cầu, thủ tục hành chính thuế theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NNT; Thứ tư là những cải cách trong quy trình, thủ tục kê khai, thu nộp được đơn giản hóa nhằm tạo thuận lợi tối đa cho NNT. Cơ chế “một cửa” được đánh giá là nỗ lực lớn trong việc rút ngắn thời gian và giảm phiền hà cho NNT; Thứ năm là việc quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của NNT cũng như cơ quan thuế cũng là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, phục vụ hỗ trợ tốt hơn cho NNT.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác tư vấn hỗ trợ về thuế, thực tế thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế chủ yếu mang tính chất tuyên truyền, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc. Việc tư vấn hỗ trợ, việc trả lời văn bản chính sách thuế vẫn mang tính chất cơ quan có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và địa vị pháp lý của mình nên không tránh khỏi tình trạng thiếu khách quan, duy ý chí và chưa thực sự đứng về phía NNT.

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về tính pháp lý của thông tin tư vấn, để người làm công tác tư vấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin mà mình tư vấn cho NNT. Do đó độ tin cậy của thông tin tư vấn không cao, vai trò và độ tin cậy của cán bộ tư vấn giảm sút. Mặt khác vẫn còn thiếu cơ chế gắn kết trách nhiệm của cán bộ thuế với kết quả hoạt động và chưa có cơ chế kiểm soát kết quả và chất lượng cung cấp dịch vụ. Hầu hết các biện pháp kiểm soát trách nhiệm đối với cơ quan thuế là kiểm soát đầu vào như số lượng các hoạt động hỗ trợ đã cung cấp, số NNT được hưởng dịch vụ, số lượng nhân sự, cơ sở vật chất hay kinh phí… Cách kiểm soát này không đáp ứng được yêu cầu tăng cường trách nhiệm và tính minh bạch đối với các cơ quan cung cấp dịch vụ công trong tình hình mới.

Hướng đi cho thời gian tới

Trước những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và trong bối cảnh chuyên môn hóa ngày càng cao để đảm tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ; đồng thời các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn thuế ngày càng được xã hội hóa một cách rộng rãi thì sự cạnh tranh giữa khu vực công (cơ quan thuế) và khu vực tư (các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ) là điều tất yếu. Cải thiện dịch vụ công của cơ quan thuế vừa là yêu cầu trước mắt cũng như con đường lâu dài để có được nền hành chính thuế hiện đại. Những gợi ý dưới đây có thể giúp cho việc cải thiện dịch vụ công của cơ quan thuế: Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cả ĐTNT và cơ quan thuế làm cơ sở thực hiện và giám sát tuân thủ; Nâng cao chất lượng cán bộ qua việc đào tạo có tính chất chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng bộ phận chức năng để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hóa. Cùng với kiến thức chuyên môn sâu rộng trong nhiều lĩnh vực (nhất là thuế, kế toán và luật); cán bộ hỗ trợ, tư vấn thuế còn cần các kỹ năng nghề nghiệp phục vụ cho công việc. Ngoài yêu cầu ngoại ngữ, kỹ năng vi tính, cán bộ hỗ trợ còn cần các kỹ năng lắng nghe, phân tích yêu cầu, trình bày quan điểm và thuyết phục. Phong cách ứng xử văn minh lịch sự, mềm mỏng, khéo léo, linh hoạt cũng là những yêu cầu không thể thiếu.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Quản lý theo định hướng đầu ra và kết quả, trong đó xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo từng chức năng theo vị trí công việc, và xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ của cơ quan thuế. Các tiêu chí này phải cụ thể và được công khai để NNT có thể theo dõi, giám sát dễ dàng, đồng thời có thể gắn trách nhiệm của công chức thuế với kết quả công việc của mình đảm nhiệm. Các tiêu chí đánh giá công chức phải bao gồm cả tiêu chí về số lượng và chất lượng, chẳng hạn như thời gian tư vấn, số lượng các cuộc tư vấn, tỷ lệ câu hỏi tư vấn không được trả lời hoặc cần phải phúc đáp… Các tiêu chí này sẽ được sử dụng làm căn cứ đánh giá, phân loại cán bộ thuế để thực hiện việc thưởng, phạt thỏa đáng nhằm tạo ra động lực khuyến khích làm việc. Các tiêu chí đánh giá dịch vụ cơ quan thuế cung cấp thường tập trung vào sự hài lòng và thỏa mãn khách hàng.

Cần có cơ chế theo dõi, đánh giá dịch vụ công của cơ quan thuế. Ngoài giám sát tuân thủ còn chú trọng giám sát kết quả hoạt động. Mức độ tuân thủ được đánh giá thông qua việc công khai các quy trình, tiêu chí để các NNT và mọi người dân đều có thể nhận biết. Cơ quan thuế cũng cần có cơ chế thu thập ý kiến phản hồi từ phía người dân để cải thiện chất lượng dịch vụ cung ứng. Ngoài cách lấy ý kiến qua các hòm thư góp ý, việc sử dụng phiếu đánh giá dịch vụ công một cách định kỳ (quý, năm) là cách làm nên được cơ quan thuế áp dụng. Phiếu đánh giá dịch vụ công thực chất là một phương tiện mà người dân có thể đưa ra các ý kiến tập thể về việc thực hiện dịch vụ của các cơ quan công. Người dân ở đây với tư cách là những người sử dụng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ của cơ quan thuế tuy khó có thể góp ý được các vấn đề về kỹ thuật, nhưng họ có thể đưa ra ý kiến phản hồi xác thực về chất lượng, hiệu quả và sự thích hợp của các dịch vụ và các vấn đề mà họ gặp phải khi giao dịch với cơ quan cung cấp dịch vụ. Họ cũng có thể đánh giá được cơ quan thuế phục vụ có nhiệt tình, có tham nhũng và có đáng tin cậy không. Phiếu đánh giá dịch vụ công còn cho phép xếp hạng các cơ quan công theo mức độ hài lòng của công chúng đối với dịch vụ và các khía cạnh cụ thể như chất lượng, phạm vi phục vụ… Đây là một công cụ mang tính xây dựng với mục đích cuối cùng là để tăng cường đối thoại giữa người sử dụng dịch vụ/NNT và cơ quan cung cấp dịch vụ/cơ quan thuế; giúp cơ quan thuế có thể cải thiện các dịch vụ của mình để đáp ứng yêu cầu của NNT. Việc đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan thuế có thể được thực hiện bằng cách thuê các công ty, các tổ chức độc lập thực hiện để có thể thấy tác động của các hoạt động hỗ trợ đối với việc chấp hành pháp luật thuế và đối với hoạt động SXKD của các NNT./.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?