Thứ Hai, 2 tháng 6, 2008

Phòng chống gian lận thuế: Những kiến nghị từ công tác quản lý hoá đơn

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Thuật ngữ “hoá đơn” đã trở nên quen thuộc trong các văn bản pháp luật Việt Nam từ nhiều năm nay, đặc biệt từ khi thực hiện Luật Thuế GTGT và Luật Thuế TNDN thì việc quản lý và sử dụng hoá đơn thực sự là công cụ quan trọng để quản lý thuế. Hoá đơn là một trong những chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Luật Kế toán, và là yếu tố quyết định trực tiếp đến nghĩa vụ của người nộp thuế, do đó hoá đơn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ quan quản lý, cơ sở kinh doanh cũng như đối với người tiêu dùng.

Ở mỗi sắc thuế đều quy định về căn cứ tính thuế, theo đó, mức thuế huy động sẽ được xác định trên những căn cứ tính thuế. Song, ở nước ta hiện nay, số thuế phải nộp của tổ chức, cá nhân lại phụ thuộc rất nhiều vào “hoá đơn chứng từ”. Thật vậy, cuối mỗi niên độ kế toán, các tổ chức, cá nhân kinh doanh lại tất bật lo “tìm” hoá đơn để hợp thức hoá các khoản chi trong năm không có chứng từ, làm căn cứ thanh toán vốn đầu tư, hoặc rút kinh phí, hoặc làm giảm thu nhập chịu thuế, từ đó giảm số thuế phải nộp... “Cầu về hoá đơn” thường xuyên, liên tục và ngày càng cao đã dẫn đến tình trạng số doanh nghiệp (DN) thành lập chỉ nhằm mục đích buôn bán hoá đơn bất hợp pháp ngày càng nhiều, chợ hoá đơn “đỏ” luôn nhộn nhịp để đáp ứng nhu cầu của người mua. Những năm gần đây, số lượng DN “ma” buôn bán hoá đơn phất hợp pháp tăng lên đáng kể ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước - đặc biệt là các thành phố lớn, với con số gian lận thuế nhiều tỷ đồng.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Những hành vi sai phạm trong sử dụng hoá đơn đã gây ra hậu quả khôn lường, chẳng những ảnh hưởng đến tính công bằng của pháp luật thuế; tiếp tay cho hành vi tham ô công quỹ, rút ruột NSNN, mua bán hàng hoá vòng vèo, lừa đảo để chiếm đoạt, trốn lậu thuế... mà còn làm cản trở sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Bởi vậy hơn lúc nào hết, quản lý về hoá đơn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của cơ quan quản lý nói chung và đặc biệt là cơ quan thuế. Phạm vi bài viết này xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý hoá đơn.

Một là, hoàn thiện văn bản pháp luật về hoá đơn. Hiện tại quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn còn nằm rải rác ở các luật thuế mà nhiều hơn cả là Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành, khiến người sử dụng hoá đơn phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu, tham chiếu hết quy định này tới quy định khác. Thậm chí trong nhiều trường hợp, dù đã mất công như vậy nhưng DN vẫn vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ do các văn bản đôi khi hướng dẫn không thống nhất, không rõ ràng, khiến người nộp thuế hiểu sai khi thực thi. Bởi vậy nhất thiết phải có riêng một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đầy đủ, chi tiết và rõ ràng quy định về hoá đơn để tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tìm hiểu pháp luật cũng như tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cơ quan thuế trong quá trình thực thi công vụ với đủ các chức năng, từ tuyên truyền chính sách chế độ, kiểm tra kiểm soát cho đến xử lý vi phạm.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Về thủ tục mua hoá đơn lần đầu, đối với các hoạt động kinh tế, hoá đơn được xem là một chứng từ có giá, thậm chí còn có mệnh giá rất cao, được xác định bằng một giá trị tiền tệ nhất định. Xét trên một khía cạnh nào đó, hoá đơn chính là tiền bởi từ những chỉ tiêu trên hoá đơn, DN được khấu trừ tiền thuế, được tính vào chi phí làm giảm thu nhập chịu thuế. Chính ý nghĩa này mà quy trình mua, bán hoá đơn bị ràng buộc bởi những quy phạm rất nghiêm ngặt, theo đó để được mua hoá đơn lần đầu, DN bắt buộc phải qua khâu kiểm tra xác minh trụ sở. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất để minh chứng cho mục đích trong sáng, nghiêm túc của DN trong việc mua hoá đơn, nên nhất thiết phải được kiểm soát chặt chẽ, nhằm giảm thiểu những thiệt hại không lường về sau, nhất là đối với các hành vi thành lập DN để buôn bán hoá đơn bất hợp pháp. Để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cơ quan quản lý, văn bản quy phạm pháp luật về hoá đơn cần quy định thành một khung cố định về thực tế kinh doanh của DN với các tiêu chí cụ thể như: vốn theo đăng ký kinh doanh; điều kiện liên quan đến ngành nghề kinh doanh; nhân thân của giám đốc công ty và các thành viên góp vốn; căn cứ pháp lý của việc sử dụng trụ sở văn phòng công ty… để vừa tạo điều kiện cho DN khi làm thủ tục mua hoá đơn, vừa tạo thuận lợi cho cán bộ thuế khi thi hành công vụ.

Về xử lý vi phạm, hiện tại đã có những quy chế phối hợp tích cực giữa cơ quan thuế và cơ quan công an nhằm tăng cường quản lý hoá đơn, tuy nhiên, mức xử phạt đối với cá nhân tổ chức vi phạm chưa đủ mạnh để răn đe. Bên cạnh đó, việc xử lý, điều tra đến cùng chỉ theo quy mô từng vụ việc, rất nhiều những tổ chức, cá nhân vi phạm chỉ dừng ở việc cơ quan thuế ra thông báo “bỏ địa chỉ kinh doanh mang theo hóa đơn và nợ thuế”, chứ chưa được truy xét, xử lý đến cùng.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Hai là, nâng cao chất lượng quản lý hoá đơn của cơ quan thuế. Cùng với việc chuẩn hoá quy định về hoá đơn chứng từ, cần cải tiến công tác quản lý thuế để đảm bảo thực hiện tốt chính sách thuế, động viên khuyến khích các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm túc pháp luật thuế, đồng thời tăng cường quản lý hoá đơn để hạn chế gian lận về thuế. Để thực hiện tốt giải pháp này, ngành thuế nhất thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoá đơn. Không phủ nhận trong những năm gần đây, công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế các cấp đã thực hiện thường xuyên, liên tục và thông qua đó đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, hệ thống quản lý hiện tại chưa có chức năng tự động kiểm tra chéo hoá đơn chứng từ theo kê khai của DN mà việc kiểm tra, đối chiếu vẫn phải thực hiện thủ công nên không phát hiện được sự trùng lắp hay kê khai sai lệch. Bởi vậy, cần phải có phương thức kê khai thuế mới hiện đại và thuận tiện hơn cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý.

Ba là, đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng. Đây là phương thức thanh toán tiên tiến nhất, đang được áp dụng hầu hết các nước trên thế giới, theo đó một mặt, Nhà nước sẽ quản lý được lượng tiền lưu thông trên thị trường, mặt khác sẽ tạo điều kiện để cơ quan thuế chống thất thu hiệu quả khi bắt buộc DN, muốn được khấu trừ thuế hay hoàn thuế đều phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng thì hoá đơn chứng từ trở thành công cụ thứ yếu, chỉ để ghi nhận hoạt động giao dịch kinh doanh và phục vụ cho việc hạch toán kế toán của DN. Hoá đơn sẽ trở về với bản chất thực của nó là chứng từ kế toán và việc gian lận ghi trên hoá đơn sẽ dần được hạn chế và đẩy lùi.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Bốn là, tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý liên quan. Hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc tồn tại, phá sản, giải thể DN; một số lượng không nhỏ các DN nghỉ, bỏ kinh doanh bất hợp pháp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế - hoặc tạo điều kiện cho DN khác vi phạm pháp luật. Cụ thể là, khi các đối tượng này bỏ kinh doanh bất hợp pháp thì số hóa đơn mà DN chưa dùng có thể được đưa ra thị trường để các DN khác lợi dụng gian lận thuế. Giải quyết tình trạng này, không gì hiệu quả hơn là các cơ quan chức năng phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý hoá đơn chứng từ.

Mặt khác, để thực hiện chống gian lận về thuế không chỉ cần có thông tin về thuế mà còn cần có các thông tin khác như nơi cư trú, lý lịch của các cá nhân có trách nhiệm… Do đó, rất cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế cũng cần xây dựng quy chế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố để quản lý chặt chẽ hơn việc cấp giấy phép thành lập DN, nhằm ngăn chặn tình trạng DN “ma”. Đồng thời, cập nhật kịp thời thông tin về hoạt động của DN trên địa bàn phục vụ cho công tác quản lý.

Cuối cùng, và đặc biệt quan trọng là ý thức tuân thủ của tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn. Để tăng cường nhận thức của người dân và người nộp thuế trong việc quản lý và sử dụng hoá đơn, cơ quan quản lý cần có những biện pháp khuyến khích các cá nhân lấy hóa đơn khi mua hàng hóa; tăng cường trách nhiệm tuyên truyền chế độ chính sách về hoá đơn đến người dân, để nhân dân hiểu rõ bản chất và lợi ích của việc sử dụng hoá đơn, phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm, tích cực hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện phòng, chống các hành vi gian lận thuế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Công tác quản lý hoá đơn là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Do đó việc tăng cường quản lý lĩnh vực này sẽ có tác dụng ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, góp phần hạn chế tình trạng trốn lậu, thất thu NSNN. Những đề xuất trên đây cũng mong muốn góp thêm tiếng nói để các cơ quan quản lý nói chung, cơ quan quản lý thuế nói riêng đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác quản lý hoá đơn, triển khai đồng bộ những giải pháp thiết thực và dần hoàn thiện một hệ thống pháp lý về hoá đơn khoa học, chặt chẽ, đầy đủ. Từ đó có thể ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, thích đáng đối với những hành vi vi phạm, đảm bảo công bằng xã hội, phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?