Thứ Hai, 30 tháng 6, 2008

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ điều chỉnh theo hướng nào?

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Trong một luật thuế, thuế suất là linh hồn của một sắc thuế, thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính và biểu hiện chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Đồng thời, đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Vì vậy, việc xác định thuế suất trong một luật thuế phải quán triệt quan điểm vừa coi trọng lợi ích của quốc gia, vừa chú ý thích đáng đến lợi ích của người nộp thuế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung trong việc sử dụng công cụ thuế. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thuế suất của một chính sách thuế còn là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư, nhà quản lý và phải phù hợp với thông lệ cũng như các cam kết quốc tế.

Những bất cập của Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành

Một là, thuế suất thuế xuất khẩu áp dụng theo biểu thuế trong đó các dòng hàng chủ yếu áp dụng mức thuế suất 0%, một số nguyên liệu chưa qua chế biến mà Nhà nước không khuyến khích xuất khẩu thì áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu ngoài mức thuế suất 0%. Trong điều kiện Việt Nam thời gian qua, việc duy trì các mức thuế suất thuế xuất khẩu ngoài mức 0% là hoàn toàn cần thiết, vừa tạo nguồn thu cho NSNN, đồng thời góp phần quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khuyến khích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng, đặc biệt khi đã là thành viên chính thức của WTO, các qui định về trợ cấp xuất khẩu vi phạm nguyên tắc của WTO phải bãi bỏ thì việc duy trì hàng rào thuế xuất khẩu sẽ không đưa lại nguồn thu bao nhiêu cho NSNN, mà lại không khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Thông lệ các nước thường không đánh thuế xuất khẩu, chỉ đánh thuế nhập khẩu. Vì vậy, qui định này chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Hai là, mặc dù chính sách thuế nhập khẩu đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư thông qua việc phân biệt mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả bảo hộ qua thuế chưa cao, chưa có sự chọn lọc, và xác định cụ thể về thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế sẵn có của mình.

Theo ý kiến của nhiều nhà phân tích kinh tế, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta hiện nay đang được xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo hộ triệt để cho sản xuất nội địa, mức độ bảo hộ không phân biệt theo lợi thế cạnh tranh. Qua kết quả phân tích tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành hàng cho thấy những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ không phải là những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tiềm năng nhưng trước mắt chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Các mặt hàng mới được sản xuất trong nước đều được bảo hộ bằng mức thuế nhập khẩu cao. Việt Nam vẫn chưa chú trọng bảo vệ những ngành có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế. Hàng rào bảo hộ hiện nay chỉ chú trọng trong các ngành công nghiệp. Điều này gây bất lợi khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, khi hàng rào thuế quan dần dần bị xoá bỏ - hàng nhập khẩu có nguy cơ tràn ngập, trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại không có điều kiện chiếm lĩnh thị trường.

Ba là, biểu thuế suất thuế nhập khẩu thường xuyên thay đổi. Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, do biến động của thị trường thế giới và trong nước, biểu thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, trong đó riêng mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu thuộc nhóm 2170 đã có 14 lần sửa đổi mức thuế suất, trong đó năm 2005 có 5 lần điều chỉnh với mức thuế dao động từ 0- 15%; năm 2006 và năm 2007 có 9 lần điều chỉnh với mức thuế dao động trong khoảng 0- 20%. Tính trong khoảng hơn nửa đầu năm 2007, mặt hàng sữa bột nhập khẩu cũng thay đổi 4 lần thuế suất thuế nhập khẩu. Việc thường xuyên sửa đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu tuy đáp ứng yêu cầu bảo hộ một số ngành sản xuất, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách, tạo điều kiện bình ổn thị trường khi giá cả của một số mặt hàng trên thế giới tăng đột biến làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD trong nước nhưng lại gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp sẽ bị động trong tính toán hiệu quả SXKD khi có sự thay đổi về thuế. Rõ ràng sẽ là bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mà đã đến lúc đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược kinh doanh, thương hiệu sản phẩm... để đứng vững trên thị trường quốc tế. Đồng thời, theo nhận định của các đối tác nước ngoài, việc thường xuyên thay đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu sẽ làm cho chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam không minh bạch theo qui định của WTO.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Bốn là, biểu thuế suất thuế nhập khẩu quá phức tạp. Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng thấp đối với nguyên liệu đầu vào (thường là 0%) và cao đối với các sản phẩm đầu ra. Đồng thời, trong từng phân ngành cụ thể, thuế suất cao nhất thường áp dụng cho hàng tiêu dùng. Hàng tư liệu sản xuất và hàng nguyên liệu nói chung thường có thuế suất thấp hơn. Trên thực tế, tác động của các mức thuế suất đối với người tiêu dùng có thể không như mong muốn, những người có thu nhập thấp vẫn có thể sử dụng các hàng hoá xa xỉ với mức giá cao. Thông lệ các nước đã cho thấy chiến lược tăng trưởng hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu thông qua việc đưa ra rào cản về biểu thuế nhập khẩu cao, thường dẫn đến mức độ bảo hộ cao và việc lợi dụng chính sách bảo hộ của các nhà sản xuất thay vì hướng đến việc sản xuất sáng tạo với chi phí thấp. Hơn nữa, việc qui định mức thuế suất vừa theo phân loại hàng hoá, vừa theo xuất xứ làm cho biểu thuế quá phức tạp, gây khó khăn cho quá trình áp dụng, đôi khi không đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch. Khi mà trong mỗi một loại thuế dựa trên tiêu chí quốc gia xuất xứ (áp dụng thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thông thường) lại có các mức thuế dựa trên việc phân loại hàng hoá thì sẽ dẫn đến sự quá đa dạng các mức thuế cho cùng một mặt hàng và dễ tạo ra sự tranh chấp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thương mại hàng hoá trong bối cảnh hội nhập.

Năm là, đặt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, việc tồn tại hai biểu thuế nhập khẩu khác nhau với mức chênh lệch nhiều (AFTA và MFN áp dụng chung) có thể gây khó khăn trong việc quản lý hàng hoá và thuế nhập khẩu giữa hai khu vực này. Nếu thuế suất áp dụng đối với các nước ngoài khu vực (thành viên khác của WTO) vẫn duy trì khoảng cách với ASEAN quá nhiều sẽ tạo nên sự chệch hướng thương mại, đồng thời làm giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Giải pháp khắc phục

- Điều chỉnh Biểu thuế suất thuế xuất khẩu cho phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế, tiến dần đến loại bỏ hoàn toàn thuế xuất khẩu.

WTO không có qui định về điều chỉnh thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình đàm phán và ký kết một số hiệp định song phương, một số thành viên, đặc biệt là các nước đã phát triển như Mỹ, EU, Canađa, úc yêu cầu Việt Nam phải cắt giảm thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng và cam kết ràng buộc cả Biểu thuế xuất khẩu (không mở rộng phạm vi mặt hàng và không tăng thuế so với danh mục của Biểu thuế hiện tại của Việt Nam), với lý do đây là một hình thức nhằm hạn chế thương mại, gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu, làm đẩy giá trên thị trường thế giới và trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước sử dụng các mặt hàng này. Ngược lại, một số nước đang phát triển cho rằng thuế xuất khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO và không tán thành các yêu cầu nói trên. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng, WTO vẫn là sân chơi chịu sự chi phối chủ yếu bởi các nước phát triển. Vì vậy, việc xem xét và hoàn thiện biểu thuế xuất khẩu vẫn phải được cân nhắc trong thời gian dài, đồng thời có tính đến những biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị trên thế giới cũng như kết quả của các vòng đàm phán của WTO trong tương lai. Việc hoàn thiện Biểu thuế suất thuế xuất khẩu nên theo hướng:

- Xây dựng biểu thuế nhập khẩu phù hợp với định hướng bảo hộ có chọn lọc đối với các ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Trong điều kiện thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, chức năng bảo hộ của thuế nhập khẩu cần được điều chỉnh lại cho phù hợp. Thuế nhập khẩu cần được sửa đổi theo hướng bảo vệ, hỗ trợ những ngành sản xuất có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới. Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu, định hướng phát triển các ngành kinh tế phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Không thực hiện chính sách bảo hộ tràn lan đối với tất cả các ngành kinh tế, chỉ thực hiện sự bảo hộ một cách có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn. Bảo hộ cũng cần phải có lộ trình giảm dần. Có như vậy, chính sách bảo hộ mới có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, chứ không phải triệt tiêu sức cạnh tranh của sản xuất trong nước. Phương hướng chung là: bảo hộ cao đối với những ngành sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước, giá trị gia tăng cao. Đối với những ngành hàng xét thấy hiện tại và triển vọng tương lai không có lợi thế cạnh tranh thì không nên tiếp tục bảo hộ. Phải coi thuế quan là hàng rào bảo hộ cuối cùng và duy nhất được phép bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước. Về lâu dài, việc điều hành chính sách thuế nhập khẩu nên dựa trên quan điểm coi đó là một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước chứ không phải là một nguồn thu quan trọng. Có như vậy, thuế nhập khẩu mới đáp ứng được là một hàng rào hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước. Đây là xu hướng tất nhiên khi thực hiện những cam kết quốc tế về hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO. Theo đó, Việt nam nên sử dụng các phương thức bảo hộ ngành như áp dụng các mức thuế quan thực tế dưới/bằng các mức thuế quan trần đã được cam kết để bảo hộ ngành theo hướng thực hiện hỗ trợ mang tính bền vững để vừa tránh đổ vỡ các ngành hàng yếu kém trong nước, vừa nâng cao năng lực các ngành hàng non trẻ, song tránh được tình trạng doanh nghiệp ỷ lại, lợi dụng chính sách bảo hộ, nhất là trợ cấp để trục lợi. Đối với một số ngành chiến lược hiện hữu vẫn cần được bảo hộ một cách thích hợp, song trong bối cảnh mới, tư duy, cách thức và mức độ bảo hộ nên cần được thay đổi bằng các cách thức hiệu quả hơn, linh hoạt hơn và “hợp thời” hơn. Theo kinh nghiệm của nhiều nước Đông Nam á và nhiều nước đang phát triển, một số khía cạnh về xây dựng ngành chiến lược cần tư duy lại một cách sâu sắc hơn.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Nhiều bằng chứng cho thấy, các ưu đãi về thuế quan tuy là quan trọng song không phải là nhân tố quyết định thu hút vốn FDI mà còn tuỳ thuộc đáng kể tới các nhân tố khác (như dung lượng thị trường hiện tại và tiềm năng, kết cấu hạ tầng...). Do vậy, điều quan trọng đối với Việt Nam trong thu hút vốn FDI có hiệu quả là tạo dựng một chính sách thuế mang tính “trung lập”, tạo một sân chơi kinh doanh bình đẳng mà không cần có sự chọn lọc, hay ưu tiên ngành nghề quá mức.

- Tiếp tục hoàn thiện biểu thuế suất thuế nhập khẩu và thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan

Biểu thuế nhập khẩu về cơ bản vẫn bao gồm các dòng thuế suất khác nhau: thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất tạm thời, trong đó, thuế suất tạm thời được điều chỉnh theo những điều khoản riêng và không nhất thiết phải thể hiện cụ thể trong Biểu thuế nhập khẩu. Dòng thuế suất ưu đãi được áp dụng cho các nước có ký điều khoản MFN (điều khoản tối huệ quốc) với Việt Nam và cho các nước thành viên WTO sau này. Đây là khung thuế suất cơ bản được dùng để tính các khung thuế suất khác.

- Cần giảm bớt các mức thuế suất, đơn giản hoá biểu thuế cả về số lượng mức thuế suất và khoảng cách giữa các mức thuế suất để đảm bảo cho biểu thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và hiệu quả. Chỉ nên có tối đa 2 hoặc 3 mức thuế suất cơ bản ở mức trung bình dựa trên sự phân loại hàng hoá và cũng nên thống nhất các mặt hàng này với các sắc thuế trong nước theo một tiêu thức phù hợp. Với số lượng thuế suất ít, phù hợp với cách phân loại của các sắc thuế trong nước sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giảm thiểu những gian lận thương mại do năng lực hành chính ở Việt nam còn hạn chế và do vậy sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao.

- Phải đảm bảo sự ổn định tương đối của biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mức thuế suất thuế nhập khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào bối cảnh kinh tế quốc tế. Bên cạnh việc phải công khai hoá lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết với các nước trong khu vực cũng như WTO, biểu thuế suất thuế nhập khẩu phải đảm bảo sự ổn định tương đối. Việc ổn định và công khai mức thuế suất thuế nhập khẩu sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định và minh bạch của chính sách thuế, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể xây dựng được các phương án và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

- Cần xây dựng tiến độ và phương án cụ thể để thuế hoá các hàng rào phi thuế quan nhằm đáp ứng một nguyên tắc hàng đầu của WTO là chỉ bảo hộ bằng thuế quan, mọi hàng rào phi thuế quan phải được loại bỏ. Việc thuế hoá cần được tiến hành theo tiến độ và phương án cân nhắc cụ thể, sẽ tránh cho nền kinh tế gặp phải những biến động đột ngột khi phải loại bỏ ngay hàng rào phi thuế quan và thay bằng hàng rào thuế quan, nhất là trong trường hợp chưa có các biện pháp hữu hiệu khác để bảo vệ hợp lý nền sản xuất nội địa và ngăn chặn gian lận thương mại.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
- Thận trọng trong việc vận dụng các cam kết hội nhập để điều chỉnh mức thuế nhập khẩu vừa góp phần ổn định nguồn thu cho NSNN, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời hạn chế sự chệch hướng thương mại giữa khu vực ASEAN và WTO

Thứ nhất, thực hiện các cam kết với WTO với lộ trình giảm thuế nhập khẩu, trong đó cần chú trọng tiến hành đẩy nhanh tốc độ giảm thuế đối với những lĩnh vực, ngành hàng có thể thực hiện được như những ngành hàng ít có ảnh hưởng tới nền kinh tế và việc nhập khẩu chỉ cho mục đích phục vụ sản xuất. Lý do cơ bản là, mặc dù thuế nhập khẩu được coi là công cụ bảo hộ hữu hiệu, nhưng trong nền kinh tế phát triển đa dạng như hiện nay thì việc bảo hộ chỉ mang tính chất trực tiếp đối với các ngành sản xuất các mặt hàng đó nhưng lại là gánh nặng (làm tăng chi phí) đối với các ngành sử dụng các mặt hàng này để làm nguyên liệu đầu vào cho khâu sản xuất kinh doanh. Và nếu như mặt hàng đó được nhiều ngành trong nền kinh tế sử dụng thì việc bảo hộ có thể sẽ tích cực hơn đối với các ngành này, nhưng sẽ tạo nên sự bảo hộ “âm” (tăng chi phí) đối với một số ngành khác hoặc đối với toàn bộ nền kinh tế. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ làm tăng sức cạnh tranh cho sản xuất trong nước do tăng hệ số bảo hộ thực tế. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn thu từ thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng này chiếm xấp xỉ 70% tổng thu về thuế nhập khẩu. Vì vậy, việc áp dụng sớm thuế suất cuối cùng theo cam kết WTO cũng cần phải thận trọng, tránh ảnh hưởng tới nguồn thu. Bên cạnh đó, do Việt Nam đã hoàn thành việc thực hiện cam kết với AFTA đối với hầu hết các dòng thuế đối với các nước trong khu vực từ 0% đến 5%. Vì vậy, việc chủ động thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình của WTO sẽ thu hẹp bớt khoảng cách với ASEAN, hạn chế hiện tượng chệch hướng thương mại, đảm bảo duy trì nguồn thu tương đối ổn định cho NSNN. Ngoài ra, trong giai đoạn này, có thể Việt Nam sẽ phải tham gia nhiều khu vực mậu dịch tự do khác hoặc các vòng đàm phán tiếp theo của WTO với xu hướng mở cửa, tự do hoá cao hơn. Như vậy, việc chủ động cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp cho nền kinh tế tăng sức cạnh tranh so với các nước trong các khu vực mậu dịch tự do khác và trong các vòng đàm phán tự do hoá tiếp theo của WTO.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Thứ hai, nâng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số ngành mà mức thuế suất MFN hiện hành thấp hơn cam kết với WTO trong trường hợp cần thiết nếu có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, việc vận dụng nâng hay giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu của những ngành này cần phải đựoc xem xét trên nhiều khía cạnh khác nữa như: tình trạng công ăn việc làm do ngành này tạo ra, sự ảnh hưởng của các ngành đối với nền kinh tế, định hướng phát triển của Nhà nước trong tương lai…


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?