Thứ Hai, 1 tháng 12, 2008

Quản lý gia cảnh: Xử lý linh hoạt trong thời kỳ đầu

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Giảm trừ gia cảnh là nội dung rất mới, thể hiện tính nhân văn của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), đảm bảo tính công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế đối với NSNN của mọi công dân. Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 12 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Đối với cá nhân nộp thuế, mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/tháng, (48 triệu đồng/năm). 4 triệu đồng/tháng là mức tính bình quân cho cả năm, không phân biệt một số tháng trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, mức giảm trừ gia cảnh là 1,6 triệu đồng/tháng, kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Biện pháp “cứng”

Đối tượng được tính là người phụ thuộc được chia làm 4 nhóm, trong đó ngoại trừ nhóm đầu tiên gồm con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú chưa thành niên (dưới 18 tuổi, tính đủ theo tháng) gần như là không có bất cứ quy định nào ràng buộc, còn lại các đối tượng khác đều gắn với những điều kiện nhất định. Cụ thể là: nếu con trên 18 tuổi, điều kiện để được giảm trừ là bị tàn tật, không có khả năng lao động; hoặc con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, thì điều kiện là không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định. Đối với vợ hoặc chồng của người nộp thuế, nếu người này còn trong độ tuổi lao động thì phải thoả mãn 2 điều kiện là bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định thì mới được giảm trừ; nếu ngoài độ tuổi lao động thì chỉ gắn với duy nhất điều kiện là không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định là đã được tính giảm trừ. Quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với đối tượng giảm trừ là cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng nộp thuế. Riêng đối với nhóm người phụ thuộc là anh, chị, em ruột, ông, bà nội, ông, bà ngoại, cô, dì, cậu, chú, bác, cháu ruột của đối tượng nộp thuế và người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật nếu ngoài độ tuổi lao động phải thoản mãn 2 điều kiện là không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức quy định của Chính phủ và người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng; nếu trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời 3 điều kiện: bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định và người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng thì mới được tính giảm trừ gia cảnh.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Để được hưởng quyền lợi tính giảm trừ cho người phụ thuộc thì bắt buộc người nộp thuế phải có thu nhập từ tiền lương tiền công, hay thu nhập từ kinh doanh; đồng thời phải đăng ký hoặc kê khai và nộp hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc cho cả đơn vị trực tiếp quản lý và cơ quan thuế. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công, ngay từ đầu năm phải tiến hành việc đăng ký người phụ thuộc và nộp hồ sơ cho đơn vị mình đang làm việc để được tính tạm trừ vào tiền lương, tiền công trước khi khấu trừ thuế. Đối với các cá nhân có thu nhập từ kinh doanh thì không phải đăng ký từ đầu năm mà kê khai luôn với cơ quan thuế, theo đó, nếu cá nhân nộp thuế khoán thì kê khai ngay vào tờ khai dự kiến doanh số cả năm, còn nếu thực hiện nộp thuế theo kê khai thì thực hiện kê khai vào tờ khai tạm nộp thuế theo quý để được tình giảm trừ. Ngoài ra, để đảm bảo chứng minh về người được trực tiếp nuôi dưỡng, người nộp thuế phải được chính quyền nơi cư trú xác minh người phụ thuộc đang chung sống cùng, hoặc là có giấy tờ chứng minh hoạt động chuyển tiền để nuôi người phụ thuộc. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối tượng nào sẽ căn cứ vào tờ khai (hoặc đăng ký) và hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để kiểm tra xác minh, nếu phát hiện kê khai không đúng sẽ thông báo cho cơ quan chi trả hoặc cá nhân kinh doanh biết để điều chỉnh việc tạm khấu trừ hoặc tính lại số thuế phải nộp; đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt đối với các hành vi kê khai không trung thực theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Trên thực tế, người phụ thuộc bao gồm rất nhiều đối tượng nên việc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định: Một là, cá nhân nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Riêng năm 2009 trường hợp chưa đăng ký thuế thì vẫn được tạm giảm trừ gia cảnh nếu thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh và có đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định. Hai là, mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó. Trường hợp có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì các cá nhân nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế. Ba là, đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này. Luật Thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn không cho phép thay đổi việc kê khai người phụ thuộc vào giữa năm tính thuế, cũng như không cho phép chia đôi khoản giảm trừ gia cảnh 1,6 triệu đồng cho hai người nộp thuế.

... xen lẫn các biện pháp “mở”

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Mặc dù Luật Thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn đã quy định rất rõ về việc giảm trừ gia cảnh, tuy nhiên không phủ nhận trên thực tế sẽ có rất nhiều các tình huống phát sinh, có thể do vô tình hay sự cố ý của người nộp thuế. Vì Luật không hạn chế số người phụ thuộc mà cá nhân phải nuôi dưỡng, đồng thời việc tính giảm trừ lại phụ thuộc ban đầu vào bản đăng ký hoặc kê khai của cá nhân nộp thuế nên những trường hợp kê khai nhiều người phụ thuộc sẽ rất lớn, thậm chí có người còn tiên lượng một bộ phận không nhỏ dân số nông thôn sẽ di cư “ảo” ra thành phố (tức là được khai trên giấy tờ) để phục vụ cho việc tính giảm trừ gia cảnh của một cá nhân nộp thuế. Với tình huống này, Tổng cục Thuế cho biết, đã có loạt giải pháp để chủ động ứng phó: Thứ nhất là, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để loại trừ các trường hợp khai trùng. Thứ hai là, cơ quan thuế sẽ phối hợp rất chặt chẽ với cơ quan chi trả thu nhập hoặc với hội đồng tư vấn thuế phường, xã để xác minh độ chính xác của bản khai. Thứ ba là, cơ quan thuế sẽ thông qua các mối quan hệ phối hợp để kiểm tra trực tiếp xem người nộp thuế có thực sự đang nuôi dưỡng người phụ thuộc hay không. Thứ tư là bằng việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, sẽ giác ngộ tinh thần tự giác, trung thực, tự trọng của mỗi công dân về nghĩa vụ với NSNN. Hơn nữa, Luật cũng ràng buộc về chứng từ chứng minh việc chuyển tiền nuôi dưỡng người phụ thuộc của cá nhân nộp thuế nên những trường hợp không có chứng cứ sẽ không được chấp nhận.

Một tình huống khác là, ở các nước tiên tiến, để quản lý gia cảnh của người nộp thuế, các cơ quan lý đã xây dựng hồ sơ từng cá nhân ngay từ khi họ được sinh ra nên rất thuận lợi. Nhưng với Việt Nam, vì điều kiện cơ sở dữ liệu về công dân chưa được quản lý tập trung, cơ sở dữ liệu để quản lý người nộp thuế phải thiết lập lại từ đầu, nên chắc chắn trong 2 - 3 năm đầu triển khai, việc quản lý người phụ thuộc sẽ không tránh khỏi sự lúng túng và cũng sẽ là kẽ hở để các cá nhân lợi dụng. Trả lời về biện pháp ứng phó, Tổng cục Thuế nhận định, theo quy định của Luật Quản lý thuế, các dữ liệu do người nộp thuế khai sẽ được lưu giữ trên hệ thống, trên cơ sở đó, cơ quan thuế được quyền kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi 5 năm. Trong 5 năm đó, bằng nhiều biện pháp kiểm tra, nếu phát hiện số liệu cá nhân khai không khớp giữa các năm, cơ quan thuế có quyền truy ngược lại để kiểm tra và xử lý theo luật định. Với biện pháp này, cơ quan thuế lưu ý các đối tượng nộp thuế không nên khai theo cảm tính, khai không đúng, bởi nếu bị phát hiện sẽ bị khép vào tội khai gian lận và sẽ bị xử phạt rất nặng.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thuế nói chung, quản lý TNCN nói riêng, hiện tại Chính phủ đã phê duyệt tổng thể Đề án thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 của Ngân hàng Nhà nước; đồng thời có chỉ thị yêu cầu ngành ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc và nếu có điều kiện phải đẩy nhanh hơn tiến độ thực hiện đề án. Dù mọi việc đều phải có yếu tố thời gian nhưng với sự đồng thuận và nỗ lực cố gắng chung của toàn xã hội, chắc chắn công tác quản lý TNCN sẽ phát huy hiệu quả trong thực tế đời sống./.


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?