Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2005

Giảm mạnh thuế nhập một số linh kiện điện tử

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Sáng 17/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung chính thức ký quyết định điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng linh kiện phụ tùng điện tử. Mức giảm phổ biến từ 30% xuống 5%.

Một số mặt hàng đáng chú ý như đầu đọc hình hoặc tiếng dạng đầu từ giảm từ 20% xuống 0%, bộ lọc và bộ tách tín hiệu anten từ 30% xuống 10%, các loại mạch in xuống 0%.

Biểu thuế mới điều chỉnh theo 4 nhóm. Nhóm linh kiện, phụ tùng hiện đang có mức thuế suất từ 5% trở xuống giữ nguyên, như bộ nguồn cấp điện liên tục, tấm mạch in.

Nhóm linh kiện trong nước đã sản xuất được nhưng vẫn phải nhập khẩu có thuế suất hiện hành từ 15% đến 30%, sẽ giảm xuống 5-20% như đèn hình phẳng, đèn hình cong.

Nhóm linh kiện phụ trợ đi kèm trong nước đã sản xuất được và có lợi thế cạnh tranh với hàng ngoại nhập như thùng, hộp carton, nỉ xốp, keo dán, pin… giữ nguyên thuế hiện hành.

Nhóm các linh kiện hiện chưa sản xuất tại Việt Nam nhưng có thể phát triển trong tương lai cũng giữ nguyên mức thuế suất 5-15%. Nhóm linh kiện khó có khả năng sản xuất hoặc không có lợi thế so sánh, Bộ dự kiến điều chỉnh là 5%, bằng với thuế suất CEPT của năm 2005.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay, VN vẫn chưa thành công trong việc phát triển ngành công nghiệp linh kiện, phụ tùng điện tử vì đòi hỏi vốn lớn. Do vậy, việc duy trì mức thuế bảo hộ cho sản xuất linh kiện điện tử trong nước tại thời điểm này là không cần thiết.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài liên tục tung ra thị trường các sản phẩm sử dụng công nghệ cao để cạnh tranh với sản phẩm trong nước. Do vậy, khi thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình CEPT và bỏ chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa thì doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Người dân cũng khó có cơ hội được sử dụng các sản phẩm hiện đại.

"Quan điểm của chúng tôi là khuyến khích sản xuất linh kiện, phụ tùng điện tử mà Việt Nam có khả năng sản xuất, có lợi thế cạnh tranh và hạn chế ảnh hưởng bất lợi đến việc đàm phán gia nhập WTO", ông nói.

Theo ông Pháp, hiệp hội các ngành hàng phải có trách nhiệm liệt kê được những linh kiện mà doanh nghiệp trong nước sản xuất được và những linh kiện phải nhập khẩu để áp thuế một cách hiệu quả theo nguyên tắc bảo hộ.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Đề nghị giảm thuế được các doanh nghiệp đưa ra từ 6 tháng trước. Lý do là theo lộ trình thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA, năm 2005, thuế suất của các sản phẩm điện tử sẽ giảm xuống 5% và đến năm 2006 sẽ giảm xuống 0%. Nếu không có sự điều chỉnh về thuế, các doanh nghiệp tuyên bố sẽ phải ngừng sản xuất.

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?