Thứ Ba, 9 tháng 8, 2005

"Chuyên gia" xù thuế

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Cứ mỗi tuần, Cục Hải quan TP HCM lại nhận được danh sách 7 - 8 doanh nghiệp, thậm chí có khi lên tới 15 - 20 công ty bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Từ danh sách này, Cục Hải quan TP HCM tiến hành rà soát và đưa ra con số giật mình: Hơn 400 doanh nghiệp bỏ trốn hoặc mất tích tại địa chỉ đăng ký kinh doanh với số thuế lên đến hơn 140 tỷ đồng. Hiện Cục Hải quan TP HCM đã chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) hồ sơ của hàng chục doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn để phối hợp làm rõ hành vi trốn thuế.

Cảnh sát đã phát hiện một vài đối tượng đứng ra tổ chức thuê người đứng tên thành lập nhiều doanh nghiệp, lấy tư cách pháp nhân của những công ty này nhập khẩu ồ ạt hàng hóa chiếm đoạt hàng tỷ đồng thuế rồi bỏ trốn. Nổi bật trong số này là Nguyễn Văn Lâm, cư trú tại Hoóc Môn, TP HCM.

Ngày 1/7, cơ quan điều tra tiến hành bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Lâm để làm rõ sự việc. Trước cơ quan, Lâm khai nhận là nhân viên Công ty cổ phần Kinh Bắc do Ngô Nhật Phương lập. Trong quá trình làm việc tại công ty này, Lâm được Ngô Nhật Phương chỉ đạo thuê giấy tờ tùy thân của Lê Thị Bé Ly (ấp 5, xã La Ngà, Định Quán, Đồng Nai) để làm thủ tục thành lập và đứng tên giám đốc Công ty TNHH Ngự Bình. Chúng hứa sẽ trả cho Ly mỗi tháng 1,5 triệu đồng và trả thêm 100 triệu đồng một năm. Với "miếng mồi" đưa ra hấp dẫn, Bé Ly đã đồng ý.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Có được chứng minh nhân dân và hộ khẩu của Lê Thị Bé Ly, Ngô Nhật Phương nhờ Nguyễn Phi Đăng là nhân viên dịch vụ Công ty Sài Gòn Invesco làm thủ tục thành lập công ty. Chỉ sau đúng 15 ngày, Công ty TNHH Ngự Bình được thành lập địa chỉ đăng ký kinh doanh tại đường 26/3, phường 5, quận Gò Vấp TP HCM. Theo báo cáo của Cục Hải quan TP HCM từ năm 2002 đến nay, số nợ thuế của Ngự Bình đã lên tới con số trên 3,8 tỷ đồng, gồm cả thuế nhập khẩu và chập nộp.

Từ tháng 7 đến tháng 9/2002, Ngô Nhật Phương đã chỉ đạo Lê Thị Bé Ly ký 5 hợp đồng ngoại thương với Công ty April Fine Paper Trad-ing PTE Ltd Singapore, mua tổng số 756,5 tấn giấy các loại, trị giá 264.784 USD. Sau khi hàng cập cảng Sài Gòn các đối tượng đã giao cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Quốc Huy do Ngô Quốc Cường (em trai Phương) tìm kiếm khách hàng tiêu thụ.

Ngô Quốc Cường đã bán trao tay 3 lô hàng cho một người tên Dương, buôn bán giấy ở TP HCM, còn 2 lô hàng khác thì bán lẻ cho rất nhiều khách hàng tại TP HCM. Sau khi bán hết hàng, Cường chuyển lại cho Nguyễn Văn Lâm 2,3 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu tại văn phòng Công ty Quốc Huy để Lâm chuyển lại cho Ngô Nhật Phương. Nhưng Phương đã chiếm đoạt số tiền này mà không nộp thuế xuất nhập khẩu lô hàng này. Đồng thời, để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi trốn thuế, Ngô Nhật Phương đã nhiều lần chỉ đạo Lâm buộc Bé Ly phải trốn sang Campuchia nhưng Ly không đi. Mới đây, cơ quan điều tra đã tìm ra nơi ở của Bé Ly và Ly đã khai hết hành vi gian dối của Nguyễn Văn Lâm cùng Ngô Nhật Phương.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Cũng thủ đoạn làm ăn như vậy Ngô Nhật Phương còn chỉ đạo cho Trương Văn Bảo ở Tân Quỳ phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP HCM và Nguyễn Văn Lâm thành lập Công ty TNHH Đại Phong do Nguyễn Thị Tuyết Thanh trú tại phường 4, quận 3, TP HCM làm giám đốc. Công ty Đại Phong có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại 23E Hoàng Hoa Thám, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM.

Sau khi thành lập công ty, Bảo và Lâm đã giao toàn bộ giấy tờ pháp nhân công ty và con dấu cho Phương. Phương lại dùng pháp nhân của Đại Phong mở 3 tờ khai tại Cục Hải quan TP HCM nhập 3 lô hàng gồm clinker và xe ôtô đã qua sử dụng. Sau khi nhận và bán hàng xong, Phương đã không nộp tiền thuế nhập khẩu, đồng thời chỉ đạo Lâm và Bảo ngưng mọi hoạt động tại công ty. Theo thông báo của Cục Hải quan TP HCM, Đại Phong nợ tổng cộng trên 6,1 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu.

Giám đốc Nguyễn Thị Tuyết Thanh khai rằng, năm 2002 khi đang còn làm tiếp viên tại quán Bar ở số 261 Nguyễn Văn Trỗi, TP HCM Thanh có gặp Trương Văn Bảo là nhân viên của Công ty cổ phần Kinh Bắc. Qua tiếp xúc, Bảo có đặt vấn đề thuê nhà của Thanh ở số 23 E Hoàng Hoa Thám (trụ sở của Đại Phong) và giới thiệu cho Thanh lấy chồng người Nhật với điều kiện Thanh về quê xin giấy tạm vắng và làm đơn xin tạm trú đồng thời yêu cầu Thanh đưa chứng minh nhân dân để khai báo với Công an phường.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Bảo rất "ga lăng" đưa cả tiền cho Thanh để thanh toán tiền điện, nước, điện thoại và mua sắm quần áo. Sau khi có chứng minh nhân dân và hộ khẩu của Thanh, Phương, Bảo và Lâm đã dùng giấy tờ này để thành lập Công ty Đại Phong. Trong thời gian ở cùng tại Văn phòng của Công ty Đại Phong nhưng Thanh không hề biết mình đứng tên thành viên sáng lập công ty và là giám đốc. Chỉ biết có vài lần lâm và Bảo dẫn đi một số nơi để liên hệ công tác và sau này mới biết những nơi đã đến là Chi cục Thuế Tân Bình và Cục thuế TP HCM.

Theo nhận định của cơ quan điều tra, Ngô Nhật Phương là chủ mưu trong việc thành lập nhiều công ty TNHH trên địa bàn TP HCM để thực hiện hành vi lừa đảo trốn thuế. Trong đó, cơ quan điều tra đã làm rõ được hành vi trốn thuế xuất nhập khẩu của 3 công ty TNHH là Ngự Bình, Đại Phong và Thắng Lợi với tổng số tiền nợ hơn 10 tỷ đồng. Vụ việc vẫn đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ để sớm đưa đối tượng ra truy tố trước pháp luật.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?