Thứ Hai, 14 tháng 4, 2008

Máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được: Tại sao chuyển sang diện chịu thuế GTGT?

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Theo Luật Thuế GTGT hiện hành, các hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ... loại trong nước chưa sản xuất được phải nhập khẩu không phải chịu thuế. Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT lại đưa vào hàng hoá chịu thuế, không những thế, lại phải chịu thuế ở mức cao 10%. Đây liệu có là một khó khăn đối với các doanh nghiệp?.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành thì những hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi nhập khẩu gồm có: thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí. Như vậy, đối tượng không chịu thuế GTGT khi nhập khẩu có nghĩa là không phải nộp thuế GTGT tại khâu này và do đó không có thuế “đầu vào” để được khấu trừ khi tính thuế đầu ra. Đương nhiên, các loại hàng hoá này khi đã nhập khẩu mà chuyển sang sử dụng sai mục đích nhập khẩu ban đầu sẽ bị truy nộp thuế

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Để được hưởng chính sách ưu đãi này, khi xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ như: hợp đồng nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhập khẩu); giấy báo trúng thầu và hợp đồng bán cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu (đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là đơn vị trúng thầu cung cấp hàng hóa cho các đối tượng, sử dụng cho các mục đích nhập khẩu được miễn thuế; hợp đồng cho thuê tài chính (nếu doanh nghiệp nhập khẩu là công ty cho thuê tài chính và xác nhận của giám đốc doanh nghiệp cam kết về các loại hàng hóa nhập khẩu để sử dụng làm tài sản cố định của dự án đầu tư (hoặc sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; sử dụng vào hoạt động thăm dò, phát triển mỏ dầu khí; cam kết hàng hoá nhập khẩu là loại chuyên dùng cho máy bay). Để xác định được các loại hàng hoá nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, các doanh nghiệp nhập khẩu phải căn cứ vào danh mục các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng, vật tư, phụ tùng trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Theo dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) lần này thì hàng hoá nhập khẩu tiếp tục được xếp vào danh mục đối tượng không chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu có gọn hơn, chỉ bao gồm các loại: thiết bị, máy móc, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cho thuê máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí. Đây là những loại hàng hoá mà với thực tiễn nước ta hiện nay cũng như trong nhiều năm nữa cũng khó có thể sản xuất được, nên rất cần khuyến khích nhập khẩu để tạo cơ hội tranh thủ tiến bộ kỹ thuật. Với dự thảo này có thể hiểu rằng, hàng hoá nhập khẩu là thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang diện nộp GTGT tại khâu nhập khẩu.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Việc điều chỉnh diện chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu đối với những loại hàng hoá như dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT tuy sẽ bớt đi chút “lợi ích” của một số doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nhưng trên phương diện xã hội là một việc làm cần thiết, đúng thời điểm. Đã đến lúc cần có sự nhìn nhận toàn diện lợi ích đại cục toàn xã hội theo bài toán phân tích “lợi ích - chi phí”, vì vậy không nên quan niệm sự điều chỉnh lần này là Nhà nước gây “khó khăn” cho doanh nghiệp. Trong điều kiện nước ta đang trong thời kỳ mở cửa đã có nhiều dự án đầu tư có công nghệ mới đã đi vào hoạt động, sản xuất được thiết bị, máy móc, vật tư thay thế hàng nhập khẩu,... Nếu tiếp tục duy trì quy định hiện hành, cũng có nghĩa là tiếp tục khuyến khích nhập khẩu, không bảo vệ sản xuất trong nước.

Về phía Nhà nước, hoạt động của các cơ quan quản lý được xã hội bảo đảm bằng kinh phí ngân sách mà nguồn gốc chủ yếu là từ tiền thuế do dân đóng góp. Có thể nói, mỗi một quy định chính sách bao giờ cũng đi kèm với thủ tục, yêu cầu quản lý và đương nhiên phải tốn kém chi phí xã hội cho cả khâu chính sách và khâu quản lý. Cải cách hành chính nhà nước đã và đang được quan tâm đẩy mạnh, khi mỗi khâu quản lý không cần thiết được loại bỏ, chi phí bằng nguồn ngân sách cũng được giảm đi, người dân tiết kiệm được thời gian, doanh nghiệp bớt đi được chi phí giao dịch. Trong thời gian 9 năm thực hiện Luật Thuế GTGT cho thấy, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp là việc xác định máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư xây dựng thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ xác định loại trong nước chưa sản xuất được, thuộc diện không nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu. Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có danh mục loại trong nước đã sản xuất được, không phải doanh nghiệp nào cũng biết quy định và không ít trường hợp doanh nghiệp có biết, có thông tin trên mạng, thông tin trên các ấn phẩm sách báo thì cũng cần được cơ quan quản lý thực hiện việc xem xét, tìm hiểu, đối chứng, kiểm tra, xác minh và cả những “công việc cần thiết khác” có liên quan. Trong rất nhiều trường hợp, để có được văn bản trả lời doanh nghiệp về loại hàng hoá nhập khẩu thuộc diện trong nước chưa sản xuất được, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có văn bản tham vấn gửi các bộ quản lý ngành, trong khoảng thời gian chờ đợi văn bản, nhiều khi doanh nghiệp đã phải trả tiền phạt và những chi phí khác. Chính vì vậy, cũng không ít doanh nghiệp đã từng nêu ý kiến tại các diễn đàn đối thoại đề xuất áp dụng chung chính sách thu thuế GTGT như hàng hoá sản xuất trong nước để tiết kiệm chi phí xã hội cho cả doanh nghiệp và Nhà nước từ chính sách ưu đãi này. Ngoài ra, việc điều chỉnh thu hẹp diện không thu thuế GTGT đối với những loại hàng hoá nhập khẩu cũng là bước tiếp tục thực hiện cam kết về hội nhập quốc tế, không phân biệt đối xử giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu, bảo đảm bình đẳng trong cạnh tranh./.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?