Thứ Ba, 29 tháng 4, 2008

Khấu trừ thuế và quy định thanh toán qua ngân hàng

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Việc quy định “doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế đầu vào” mà dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế GTGT đưa ra trong bối cảnh giao dịch tiền mặt ở Việt Nam còn khá phổ biến như hiện nay liệu có hợp lý, nhất là đối với hoạt động thu mua nông, lâm thuỷ sản của nông dân, các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa...? Nếu dự thảo được thông qua, hướng giải quyết cho vấn đề này sẽ thế nào để đảm bảo chặt chẽ, công bằng, hợp lý và quan trọng là kiểm soát được nguồn thu?

Thanh toán qua ngân hàng là xu hướng tất yếu của một nền kinh tế hàng hoá, là hiện tượng rất bình thường của một nền kinh tế văn minh, lành mạnh; đây cũng là nhu cầu cần thiết, là sự khẳng định vị trí đẳng cấp, tư cách đàng hoàng của những doanh nghiệp (DN), doanh nhân chân chính. Tại cuộc hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã thừa nhận: hệ thống thanh toán qua ngân hàng đưa lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên tham gia giao dịch cũng như lợi ích toàn xã hội: trước hết đảm bảo an toàn tài sản cho DN, tốc độ thanh toán nhanh và tiết kiệm chi phí lưu thông. Thay vì phải vận chuyển, cất giữ, kiểm đếm tiền mặt (vừa mất thời gian vừa không an toàn), các DN chỉ cần mở tài khoản gửi số tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. Khi thu được tiền ngân hàng ghi có vào tài khoản tiền gửi của DN và báo ‘’có’’ cho DN. Như vậy, cả DN chi trả cũng như đối với DN thụ hưởng đều tiết kiệm chi phí và an toàn tài sản. Thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp các DN thuận tiện trong giao dịch và mở rộng phạm vi thanh toán. Trong quá trình mua bán, hàng hoá, dịch vụ được luân chuyển từ đơn vị bán sang đơn vị mua, ngược lại tiền được chuyển từ đơn vị mua sang đơn vị bán. Nếu hai đơn vị ở khác địa phương, thậm chí các DN trong nước mua bán hàng hoá với các DN nước ngoài thì thanh toán qua ngân hàng tỏ ra rất ưu thế. Bên cạnh đó, thanh toán phi tiền mặt giúp DN đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn kinh doanh, đảm bảo quá trình sản xuất và kinh doanh được liên tục. Việc tăng nhanh tốc độ thanh toán qua ngân hàng, giúp cho DN rút ngắn thời gian lưu thông, do đó rút ngắn thời gian của một vòng chu chuyển vốn, tăng nhanh vòng quay vốn và như vậy, vốn ít cũng sẽ trở thành nhiều. Ngoài ra, không chỉ DN có lợi do được hưởng lãi từ số dư tài khoản thanh toán, mà việc DN thanh toán qua ngân hàng còn mang lại lợi ích cho cả ngân hàng. Khi tài khoản tiền gửi thanh toán có số dư, nghĩa là vốn trên tài khoản của DN chưa sử dụng đến, ngân hàng tập trung nguồn vốn nhàn rỗi, huy động để mở rộng cho vay và đầu tư đối với các DN khác có nhu cầu. Đối với Nhà nước và toàn xã hội, thanh toán qua ngân hàng cũng mang đến cho những lợi ích to lớn trong việc tiết giảm chi phí cho việc in ấn, phát hành, bảo quản, tổ chức lưu thông tiền mặt. Hơn ai hết, chính cộng đồng DN đã thừa nhận: “Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh không thể thiếu một hệ thống thanh toán hiện đại và việc thúc đẩy một nền thanh toán phi tiền mặt là vấn đề rất bức thiết hiện nay.”

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Trước đòi hỏi của thực tiễn nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 291/2006/QĐ-TT ngày 29/12/2006 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương liên quan có nhiệm vụ phối hợp tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện 6 nhóm đề án thành phần. Nhóm đề án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế được triển khai ngay, các nhóm đề án được triển khai từ năm 2007 gồm: thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, khu vực doanh nghiệp, khu vực dân cư, nhóm đề án phát triển các hệ thống thanh toán và đề án hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt. Có thể nói, đối với các nước thì thanh toán qua ngân hàng là việc rất bình thường nhưng với Việt Nam, việc triển khai đòi hỏi phải khẩn trương và kiên quyết. Dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) quy định điều kiện để DN được hoàn thuế, được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải thanh toán qua ngân hàng được xem là một nội dung để triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt mà Chính phủ đã phê duyệt. Xét trên phương diện quản lý vi mô nền kinh tế, quy định bắt buộc thanh toán qua ngân hàng đạt được ba ưu thế.

Thứ nhất, mọi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có thể thanh toán tiền mua bán hàng hoá, dịch vụ bằng bất cứ phương thức nào, bằng tiền mặt hay các công cụ thanh toán khác như: chuyển khoản, séc, uỷ nhiệm chi, bù trừ công nợ, thanh toán chậm trả, ứng trước thanh toán sau,... Nhà nước hoàn toàn không không can thiệp. Việc mua hàng hoá của nông dân, của những người không kinh doanh, không có tài khoản ngân hàng thì việc trả bằng tiền mặt là điều đương nhiên,… DN có đầy đủ quyền để thực hiện và pháp luật hiện hành không cấm họ, Luật Thuế GTGT chắc chắn cũng không cấm DN trả tiền mặt nhưng cần có quy định ràng buộc về điều kiện thanh toán qua ngân hàng trong việc khấu trừ thuế, hoàn thuế. Có thể nói, bài học xương máu từ những vụ gian lận tiền hoàn thuế GTGT trong những năm qua, những nỗi “oan nghiệt” khi DN bị xuất toán các hoá đơn GTGT có mã số thuế của “DN bỏ trốn” đã khiến cộng đồng DN đòi hỏi Nhà nước cần sử dụng biện pháp thanh toán qua ngân hàng để bảo vệ DN làm ăn chân chính.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Thứ hai, các đối tác của DN là những cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức của Đảng, đoàn thể: khi được cấp phát kinh phí để hoạt động hoặc được Nhà nước cho cơ chế để hoạt động tự trang trải thì họ phải trả tiền qua ngân hàng, qua kho bạc, vì đó là tiền của ngân sách hoặc có được do cơ chế của Nhà nước. Bộ Tài chính, cơ quan thuế không kiểm soát chi tiêu của các đối tác này nhưng chủ tài khoản, thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính mới chính là những người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc giám sát tài chính tại đơn vị mình. Nhờ việc thanh toán qua ngân hàng, cơ quan kho bạc, ngân hàng phục vụ DN đối tác sẽ kiểm soát hoặc giúp cho thủ trưởng các đơn vị chứng minh nguồn lực tài chính thực tế đã chi, chi đúng với hoá đơn, chứng từ một cách khách quan, minh bạch. Tới đây, theo Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt thì các đối tượng này không thể không thực hiện bởi vì họ sử dụng nguồn lực của Nhà nước, tiền của họ chi tiêu là tiền thuế do dân đóng góp.

Thứ ba, đối với các DN thì cũng có nhiều điểm tương tự như vậy, đã là DN thì không thể không có tài khoản ngân hàng, thậm chí việc DN mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau đã là câu chuyện quá bình thường hiện nay. Số hiệu tài khoản ngân hàng, mã số thuế là những thông tin mà DN đã công khai với người bán, người mua, đăng tin quảng bá, ký kết hợp đồng. Bởi vậy, việc chuyển tiền qua ngân hàng, vừa tiết kiệm, vừa an toàn, vừa minh bạch.

Mặc dù việc thanh toán qua ngân hàng rất tiện lợi nhưng cũng cần phải tính đến thực trạng hiện nay trên cả 2 phương diện: chất lượng dịch vụ của các ngân hàng và thói quen, sở thích, của người dân cũng như những tiện lợi, cơ hội hấp dẫn mà thanh toán bằng tiền mặt mang đến cho những “người trong cuộc”. Chính vì vậy, mức tiền đến bao nhiêu mới phải qua ngân hàng cũng là việc cần tính xem cho phù hợp, món tiền trả ít quá thì không cần thiết qua ngân hàng, việc này Chính phủ sẽ quy định trong nghị định cho phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ, trong đó có tính đến năng lực đáp ứng của ngân hàng. Trường hợp nào bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, mức tiền đến bao nhiêu,… tuy không thể quy định cứng trong Luật nhưng phải có trong dự thảo Nghị định để Quốc hội xem xét, cân nhắc khi thông qua Luật.

Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, nếu áp dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng thì xã hội có thể giảm được 2/3 thiệt hại do gian lận qua hoá đơn, giảm ít nhất 10% nhân lực của ngành thuế liên quan đến quản lý hoá đơn. Nếu làm tốt việc này, Bộ Tài chính không còn phải in và quản lý hoá đơn, lúc đó lợi ích xã hội còn cao hơn, có thể tiết kiệm ngân sách được nhiều hơn cho việc xoá đói, giảm nghèo, phát triển an sinh xã hội. Do đó, việc Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế GTGT sửa đổi, trong đó có quy định việc mua bán hàng hoá, dịch vụ phải thanh toán qua ngân hàng với những nguyên tắc, chuẩn mực chung, là một việc làm cần thiết./.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?