Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007

Cục thuế Thừa Thiên Huế: Quản lý thu nợ theo mô hình chức năng

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Đối với ngành thuế Thừa Thiên - Huế, năm 2007 là một năm đầy khó khăn, khi vùng đất này liên tiếp phải gánh chịu nhiều thiên tai, lũ lụt. Nhưng với quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đến tháng 11/2007, Cục Thuế Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành dự toán thu nộp ngân sách, với tổng thu cả năm đạt 1.252 tỷ đồng, bằng 110,6% so với dự toán pháp lệnh, và bằng 112,53% so với năm 2006.

Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để kiểm soát nợ

Có được kết quả trên là nhờ Cục Thuế Thừa Thiên- Huế đã vận hành tốt mô hình quản lý thuế theo chức năng (được triển khai thí điểm từ ngày 01/01/2006) với việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để kiểm soát nợ thuế. Trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, việc phân loại chi tiết đến từng khoản nợ, đối với nhóm nợ thông thường và nợ khó đòi đã được bộ phận quản lý nợ của Cục Thuế tiến hành. Từ đó, số liệu nợ của người nợ thuế ngày càng được minh bạch, công khai hoá, kiểm soát được số đối tượng nợ và cả tính chất của từng nhóm nợ. Các biện pháp đôn đốc, thu nợ cũng được các cán bộ thuế chủ động đề xuất. Đối với các khoản nợ thông thường, bộ phận quản lý nợ đã thường xuyên nhắc nhở bằng điện thoại, hoặc gửi thông báo để người nộp thuế kịp thời nộp vào ngân sách. Đối với những khoản nợ khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, có đầy đủ hồ sơ đề nghị, Cục Thuế xem xét để giải quyết quyền lợi cho người nộp thuế được giãn nợ theo đúng quy định. Trong năm 2007, Cục Thuế đã thực hiện cho giãn nợ 9 trường hợp, với số tiền nợ thuế trên 4,519 tỷ đồng. Việc giãn nợ, chậm nộp NSNN đã giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tháo gỡ khó khăn về tài chính và phục hồi, duy trì sản xuất, tạo điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội trả được nợ.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Đối với các khoản nợ xây dựng cơ bản, ngân sách còn nợ chậm thanh toán do nguyên nhân khách quan, Cục Thuế đã báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp phải có xác nhận từ các cơ quan chức năng, làm cơ sở cho việc xem xét giãn nợ, đúng theo quy định tại Thông tư số 32/2002 ngày 10/04/2002 của Bộ Tài chính. Trường hợp các doanh nghiệp không có xác nhận của các cơ quan nói trên, hoặc các công trình đã được giải ngân về vốn sẽ được Cục Thuế đưa vào kế hoạch đôn đốc thu nộp ngân sách kịp thời. Vì vậy mà khoản nợ này đến nay đã giảm đáng kể. Đối với các khoản nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản vãng lai của 46 doanh nghiệp, với số tiền trên 4,2 tỷ đồng, nhưng các doanh nghiệp này đã không còn hoạt động tại địa bàn, Cục Thuế đã gửi văn bản thông báo cho các Cục Thuế các tỉnh, thành phố trong cả nước để cùng phối hợp thu nợ. Nhờ đó, số thuế nợ đọng này đến nay chỉ còn khoảng 1,2 tỷ đồng.

Đối với người nộp thuế có quyết định xử phạt hành chính, theo quy định tại điểm a,b,c, điều 93 của Luật Quản lý thuế, Cục Thuế yêu bên thứ ba là các tổ chức nắm giữ tiền, tài sản của người nợ thuế để cùng phối hợp thu nợ: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong toả tài khoản, khấu trừ một phần thu nhập tiền lương hoặc thu nhập; kê biên, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt…Mặc dù đây là biện pháp lần đầu tiên được áp dụng, nhưng Cục Thuế Thừa Thiên- Huế đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân liên quan. Đồng thời, các biện pháp chế tài mạnh, như xử phạt nộp chậm tiền thuế, lập lệnh thu ngân sách qua kho bạc, ngân hàng để khấu trừ tiền hoàn thuế GTGT tương ứng với khoản nợ, tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương…cũng đã được áp dụng, đối với những đối tượng đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình trây ỳ, không chấp hành việc nộp thuế vào ngân sách.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Đối với các khoản nợ khó thu, mặc dù chỉ chiếm 1,3% so với tổng thu NSNN cả năm 2007, nhưng do tính chất khá phức tạp, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên- Huế đã dành nhiều thời gian và nhân lực để xử lý dần theo Luật định. Đây là những khoản nợ đã tồn tại khá lâu trên bộ nợ từ những năm 2005 trở về trước, tập trung chủ yếu là của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh, các cơ sở sản xuất vừa mới ra kinh doanh sau đó tự nghỉ không thông báo, nợ của các cơ sở bỏ trốn, mất tích, chuyển khỏi địa bàn kinh doanh và nợ thuế của người lâm vào tình trạng phá sản. Trường hợp người nợ thuế bỏ trốn khỏi địa bàn, sau khi đã tiến hành kiểm tra, xác minh theo địa chỉ doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thuế, Cục thuế đã làm văn bản thông báo trên toàn quốc và xác minh tài khoản tại các ngân hàng, nhưng phần lớn số tiền trong tài khoản thường không đáng kể. Trường hợp người nợ thuế bị phá sản, Cục Thuế sẽ có công văn đề nghị Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế và Toà án nhân dân TP. Đàng Nẵng phối hợp thu nợ, sau khi có quyết định bán bán thanh lý tài sản. Trường hợp tài sản thanh lý không đủ để trả nợ thuế, Cục Thuế đã lập hồ sơ, đề nghị Tổng Cục Thuế (Bộ Tài chính) xoá nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Trong năm 2007, bộ phận xử lý nợ thuế và các phòng chức năng đã xử lý trên 60 văn bản người nộp thuế gửi tới, trả lời 38 tờ trình xin gia hạn nộp chậm tiền thuế, điều chỉnh số nợ thuế trên 60 trường hợp, 4 văn bản hướng dẫn Chi cục Thuế các huyện và TP. Huế tăng cường công tác đôn đốc thu nợ và báo cáo tổng hợp tình hình nợ và lập hồ sơ xử lý. Việc phối hợp xử lý nợ thuế giữa các bộ phận chức năng được tiến hành thường xuyên đã kịp thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người nộp thuế. Từ đó, công việc được tiến hành trôi chảy, tỷ lệ nợ thuế cũng giảm hẳn so với trước đây. Cụ thể, tổng nợ toàn ngành so với tổng thu NSNN cả năm 2007 bằng 7,27%, trong đó tỷ lệ nợ khó thu chỉ chiếm 1,03% và nợ chờ xử lý là 0,57%.

Kiến nghị từ thực tế

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do chương trình tin học quản lý nợ thuế còn nhiều lỗi trong cài đặt, bởi vậy khi thực hiện thông báo nợ thuế, số liệu nợ thường ở hai phần mềm ứng dụng khác nhau, nên đã xảy ra khiếu nại của người nợ thuế. Cũng có trường hợp, trên phần mềm ứng dụng quản lý thuế, quản lý nợ còn tồn tại nhiều người nộp thuế nhưng không còn nợ thuế, không kê khai thuế và không đóng được MST. Đối với những khoản nợ của hộ không còn kinh doanh, hoặc các doanh nghiệp đã bỏ địa bàn đi nơi khác, số nợ vẫn tồn tại trên bộ nợ, nhưng Luật Quản lý thuế lại không có quy định nào hướng dẫn việc xoá nợ. Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Nghị định 98/2007/NĐ-CP và quy trình quản lý nợ còn chậm, khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong khi đó, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định trong Luật quá cứng, nếu áp dụng theo tuần tự 7 biện pháp thì một vụ việc có thể mất tới hàng năm. Vì vậy, theo kiến nghị của Cục Thuế Thừa Thiên- Huế, Tổng cục Thuế cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 98/2007/NĐ-CP và quy trình quản lý nợ. Đối với những người nợ thuế không còn kê khai, không còn nợ thuế và khôngcòn kinh doanh, đề nghị cho lập danh sách đưa ra khỏi phần mềm quản lý nợ, hoặc giao trách nhiệm cho phòng quản lý tin học theo dõi theo chế độ riêng. Các mẫu biểu trong quy trình quản lý nợ cũng nên rút gọn, ít cả về số lượng và chỉ tiêu, cũng như chế độ báo cáo nên điều chỉnh vào ngày 18, thay cho ngày 15 hàng tháng như hiện nay để có thời gian cập nhật số liệu đầy đủ hơn.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng qua gần hai năm thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng, công tác quản lý thu nợ thuế của Cục Thuế Thừa Thiên- Huế đã có được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với sự phối hợp của các ban, ngành trong khối tài chính, Cục Thuế đã triển khai tốt công tác thu nộp NSNN trên địa bàn. Việc duy trì chế độ báo cáo thường xuyên của các Chi cục Thuế hàng tháng đã tạo ra cơ chế trao đổi thông tin, và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại. Mô hình quản lý thuế theo chức năng cũng tạo ra sự chuyển đổi trong nhận thức của cán bộ thuế, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn tiên phong, đi đầu trong việc áp dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thuế và quản lý thu nợ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hỗ trợ được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao ý thức tự giác và tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có số thu lớn, quyết định đến việc đóng góp và thực hiện thu ngân sách trên địa bàn./.

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?