Categories
- Giáo trình nguyên lý kế toán
- Kế toán quản trị
- Kế toán tài chính
- Lý thuyết kế toán
- Một số loại thuế và lệ phí
- Nhập môn kế toán
- Tài liệu kế toán
- thong-tin-kinh-te
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế thu nhập Doanh Nghiệp
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất nhập khẩu
- tin-bai-ve-thue
Hỗ Trợ Liên Kết
Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008
Đề nghị EU không rà soát thuế chống phá giá da giày
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toánViệt Nam đề nghị Ủy ban Châu Âu (EC) không tiến hành rà soát biện pháp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam khi thời hạn áp dụng hai năm kết thúc vào ngày 07/10/2008.
Đây là đề nghị chính thức của Việt Nam tới EC trước khả năng rà soát cuối kỳ việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam. Để vận động cho việc này, đoàn quan chức Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh đang có mặt tại châu Âu đã bày tỏ quan điểm chính thức của Chính phủ Việt Nam và yêu cầu Ủy ban Châu Âu có quyết định đúng đắn trong vấn đề này, không tiến hành rà soát và để cho biện pháp chống bán phá giá sẽ tự động chấm dứt vào ngày 07/10/2008.
Thuế chống bán phá giá được áp đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam từ ngày 5/10/2006, thời hạn áp dụng của biện pháp chống bán phá giá là hai năm và sẽ hết hạn vào ngày 07/10/2008.
Tuy nhiên, trước thời điểm hết hạn, theo yêu cầu của một số nhà sản xuất giày châu Âu, Ủy ban Châu Âu đang xem xét việc tiến hành rà soát thuế chống bán phá giá và sẽ ra quyết định có tiến hành rà soát hay không trước khi thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực vào ngày 07/10/2008.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Trước tình hình này, Việt Nam đã bày tỏ quan điểm kiên quyết phản đối việc rà soát này. Việc tiến hành rà soát, cho dù sau đó không đưa tới quyết định kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cũng sẽ làm cho thuế chống bán phá giá hiện hành cùng với những tác động tiêu cực của nó, mặc nhiên được duy trì trong thời gian rà soát.
Việt Nam đề nghị Ủy ban Châu Âu (EC) xác định đúng bản chất của sự việc, không tiến hành rà soát biện pháp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam khi thời hạn áp dụng hai năm kết thúc vào ngày 07/10/2008.
Việc EC xem xét quyết định tiến hành rà soát đối với sản phẩm giày mũ da xuất khẩu từ Việt Nam đang gây ra quan ngại không chỉ trong các doanh nghiệp Việt Nam mà cả trong các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh hiện tại và tiềm năng của Việt Nam.
Phía Việt Nam khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá giày mũ da vào thị trường châu Âu. Quyết định áp dụng và rà soát thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam là không công bằng và không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, xuất khẩu giày da của Việt Nam.
Thực tế cho thấy, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ bảo vệ quyền lợi của một số nhà sản xuất giày da châu Âu từ một vài nước thành viên, không bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, đặc biệt là quyền lợi của đông đảo người tiêu dùng châu Âu.
Trong hai năm vừa qua, giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu sang EU đã giảm sút một cách đáng kể. Việc áp thuế chống bán phá giá không những gây tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành da giày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ăn việc làm của hơn nửa triệu lao động Việt Nam, trong đó chủ yếu là lao động nữ. Tác động của biện pháp chống bán phá giá tới ngành công nghiệp da giày của Việt Nam càng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh tháng 6/2008 vừa qua, Liên minh Châu Âu đã đưa ngành da giày Việt Nam ra khỏi diện được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2009-2011.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Trong một diễn biến khác, ngày 15/9/2008, 3 hiệp hội: Tổ chức người tiêu dùng châu Âu (BEUC - gồm 41 tổ chức người tiêu dùng quốc gia, trong đó có cả các nước ngoài EU), Tổ chức Thương mại châu Âu (Eurocommerce - gồm các hiệp hội thương mại và công ty của 30 nước châu Âu - đại diện cho các lĩnh vực bán lẻ, bán buôn và thương mại quốc tế của châu Âu) và Hiệp hội các nhà bán lẻ hàng thời trang châu Âu (AEDT - đại diện cho hơn 400 ngàn doanh nghiệp bán lẻ hàng thời trang và giày dép châu Âu) đã ra thông cáo báo chí chung yêu cầu EU chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc.
nguồn : gdt.gov.vn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài Xem Nhiều Nhất
-
Với hầu hết các ý kiến phản hồi tích cực về tính hiệu quả của sự kiện, cộng đồng DN mong muốn Cục Thuế TP HCM duy trì đều đặn việc tổ chức “...
-
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN (Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006) STT SỐ HIỆU TÀI KHOẢN TÊN TÀI KHOẢN GHI...
-
Đối thoại doanh nghiệp về thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan năm 2014 Với mục đích đối thoại để nắm bắt, giải quyết các...
Lưu trữ Blog
-
▼
2008
(117)
-
▼
tháng 9
(13)
- Đã sẵn sàng triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân
- Đăng cai tổ chức chương trình đào tạo SGATAR lần t...
- 100 ngày trước khi luật thuế TNCN có hiệu lực: Gấp...
- Tổng cục Thuế đối thoại với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Luật quản lý thuế: Khi cả xã hội cùng chung tay
- Đề nghị EU không rà soát thuế chống phá giá da giày
- Bộ Công Thương đề nghị ưu đãi thuế cho ôtô 6-9 chỗ
- Tăng thuế nhập khẩu xăng dầu
- Chính phủ ban hành Nghị định về Thuế thu nhập cá nhân
- 15 triệu cá nhân cần cấp mã số thuế
- Sẽ truy thu thuế nhiều liên doanh vận tải "trá hình"
- Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự thảo Thông tư hướng ...
- Doanh nghiệp phản đối truy thu thuế xe tải VAN
-
▼
tháng 9
(13)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét