Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2009

Sau 2 năm gia nhập WTO: Việt Nam đã cắt giảm 1800 dòng thuế

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội thảo “Đánh giá tác động đối với Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO”. Hội thảo nhằm cung cấp thông tin, trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế nói chung và WTO nói riêng cho cán bộ, công chức các Văn phòng ở Trung ương để nâng cao khả năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Tham dự hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã giành cho phóng viên Tạp chí Thuế cuộc phỏng vấn.

Thứ trưởng đánh giá thế nào về mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết trong lĩnh vực tài chính sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO?

Triển khai Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 20/2/2007 của Chính phủ về chương trình hành động sau khi gia nhập WTO, trong 2 năm qua, nhìn chung các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính đã được đảm bảo thực hiện trên cả phương diện tuân thủ lộ trình cam kết và gắn kết với các nội dung cải cách trong nước, nhờ đó đã phát huy ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. 2 năm qua, Việt Nam đã thực hiện 3 đợt cắt giảm thuế lớn để thực hiện cam kết WTO với khoảng 1.800 dòng thuế. Biểu khung thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng đã được điều chỉnh, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục thực hiện các mức cam kết cuối với WTO cho cả giai đoạn 5-7 năm tới.

Việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế quan và các rào cản phi thuế đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị nguyên liệu, vật liệu đã tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng chất lượng cao với mức giá hợp lý đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Tuy nhiên, việc mở cửa cũng đồng nghĩa với sức ép cạnh tranh sẽ tăng lên đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện năng lực còn thấp. Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có qui mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, chất lượng quản trị doanh nghiệp và đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh còn yếu kém, nhưng thực tiễn phát triển trong 2 năm qua đã cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã biến thách thức thành cơ hội phát triển, tự cải cách mình, đứng vững và vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập, tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai.

Đối với các cam kết dịch vụ tài chính như: bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế và hải quan...,Việt Nam đã triển khai thực hiện đồng bộ, thể hiện xu thế chuyển đổi rõ nét theo nguyên lý thị trường, hướng tới nguyên tắc hội nhập WTO và thông lệ quốc tế, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về thiết lập môi trường minh bạch, rõ ràng, đẩy mạnh sự giao lưu đối thoại chính sách và bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Đằng sau những cơ hội mà WTO đem lại, nhiệm vụ tài chính- ngân sách phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, thưa Thứ trưởng?

Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ giữa các nước và các khu vực trên toàn thế giới. Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đã tác động mạnh và tạo ra nhiều khó khăn thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó phải kể đến hệ thống tài chính.

Mặc dù Việt Nam không gặp áp lực lớn về giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu do sự gia tăng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2007-2008 (năm 2007 tăng 23%, năm 2008 tăng 41% so với dự toán), tuy nhiên, trong năm 2009-2010, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các nguồn thu ngân sách nội địa và thuế nhập khẩu sẽ giảm mạnh; trong khi đó các giải pháp kích cầu, khuyến khích phát triển kinh tế đã và đang tạo sức ép tăng chi ngân sách rất lớn. Do đó, trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ phải chịu mức thâm hụt khá cao (khoảng 8% GDP) để đảm bảo hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng, hướng đến tăng trưởng cao và bền vững trong tương lai trung và dài hạn. Mức thâm hụt ngân sách tăng mạnh cũng sẽ làm cho tính linh hoạt trong điều hành chính sách tài khoá - tiền tệ giảm đi. Điều này cũng sẽ tạo khó khăn cho việc sử dụng kết hợp các công cụ chính sách để đảm bảo thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết của WTO sẽ khiến Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức như các dòng vốn được luân chuyển một cách tự do, các loại dịch vụ tài chính ngày càng phong phú và đa dạng. Điều này sẽ tạo rủi ro rút vốn đột xuất, gây nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán mỗi khi thị trường tài chính quốc tế biến động. Đó là chưa kể, mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính, thị trường chứng khoán sẽ ngày càng khốc liệt, theo đó các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài với ưu thế về vốn, công nghệ, trình độ và khả năng quản lý sẽ chiếm ưu thế so với các đối tác trong nước.

Mặc dù tỷ trọng tổng mức đầu tư toàn xã hội của Việt Nam khá cao (trên 40% GDP trong những năm gần đây) nhưng việc phân bổ nguồn lực và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn nhiều hạn chế. Đầu tư dàn trải và kém hiệu quả là phổ biến trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế còn thấp với công nghệ nhìn chung là lạc hậu và năng suất thấp, dẫn đến chỉ số ICOR (hệ số giữa mức tăng của đầu vào và đầu ra) của Việt Nam cao hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Đây cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập vì những hạn chế trong phân bổ và sử dụng vốn đầu tư sẽ tạo ra những bất cân đối lớn trong nền kinh tế, giữa các khu vực kinh tế và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và trung và dài hạn.

Vậy giải pháp để hoá giải những khó, thách thức là gì?

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế hiện nay, mặc dù các giải pháp cải cách chính sách đảm bảo kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt những kết quả bước đầu, song nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Để đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và chống suy thoái kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, cần xác định rõ các công cụ chính sách, thời điểm, mức độ và qui mô, phạm vi và đối tượng áp dụng phù hợp. Điều này đòi hỏi các cơ quan hoạch định chính sách phải hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả sáng tạo và chính xác. Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống hành chính nhà nước, đặc biệt trong ngắn hạn, theo đó Việt Nam cần tiếp tục kiên trì đi theo đường lối, chính sách đẩy mạnh cải cách và hội nhập; tiếp tục duy trì và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư đối với các chính sách của Nhà nước; từng bước hoàn chỉnh môi trường pháp lý phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế; kết hợp hài hoà các chính sách tài khoá và tiền tệ, nhằm tiếp tục thực hiện chính sách tự do hoá tài khoản vãng lai, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường tài chính, tích cực tận dụng các nguồn lực trong và ngoài nước cho tăng trưởng và phát triển.

Xin cảm ơn Thứ trưởng.


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?