Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Nỗ lực cao để hoàn thành nhiệm vụ thu NS và tăng cường cơ chế chính sách, giải pháp quản lý đối với hàng tạm nhập tái xuất



Hai nội dung quan trọng cũng là mục tiêu và thách thức của ngành tài chính là quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách và tăng cường cơ chế chính sách, giải pháp quản lý đối với hàng tạm nhập tái xuất đã được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã thông báo và trao đổi với báo chí sáng ngày 31/8/2012 tại trụ sở Bộ Tài chính.

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã thông tin về một số kết quả đạt được của ngành tài chính trong bảy tháng đầu năm cũng như thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, đến hết tháng 6-2012 đã hoàn thành thực hiện gia hạn thuế TNDN, thuế GTGT cho gần 100.000 DN, ước tính là khoảng 11.000 tỷ đồng. Bản chất là hưởng lãi suất tín dụng 0% trong 6 tháng để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đã góp phần giảm hàng tồn kho từ 36% xuống còn 24%.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã bắt đầu thực hiện miễn thuế TNCN bậc 1 đối với người lao động làm công ăn lương trong tháng đầu tiên. Bộ Tài chính đã theo dõi sát sao phản ứng từ DN, công luận sau 01 tháng thực hiện vì đối tượng được hưởng của nhóm này rất lớn và không có phàn nàn gì về phía người nộp thuế cho đến thời điểm này. Tháng 7 cũng tháng đầu tiên thực hiện giảm 3% đối với thuế TNDN cho DN vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động với số tiền là khoảng 3.600 tỷ đồng. Qua thực tiễn kiểm tra, cho thấy chính sách đã đi vào thực tế cuộc sống, Thứ trưởng nêu rõ.

Thứ trưởng khẳng định, nếu nền kinh tế từ nay đến cuối năm đạt được các mục tiêu dự báo như tăng trưởng từ 5-5,5%, chỉ số giá tiêu dùng đạt từ 7-8%, thị trường thế giới không có biến động thì ngành Thuế và Hải quan sẽ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.

Trao đổi về việc giãn thu tiền từ sử dụng đất, bắt đầu thực hiện từ tháng 5-2012 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn đồng thời yêu cầu UBND các tỉnh thành phố và cơ quan tham mưu trực tiếp là Sở Tài chính và Cục thuế thực hiện chính sách này. Số tiền giãn thu từ sử dụng đất tính từ tháng 5 đến nay là khoảng 1.600 tỷ đồng. Chỉ những DN thực sự khó khăn do điều kiện khó khăn mới được hưởng chính sách ưu đãi này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vấn đề này đã nảy sinh một số vấn đề. Bộ Tài chính đã kịp thời chấn chỉnh và yêu cầu xử lý lại khoảng 200 tỷ đồng.

Qua công tác quản lý thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết đã có nhiều dấu hiệu đáng mừng. Trong tháng 6 và tháng 7, đã có gần 2.000 DN quay trở lại hoạt động. Tổng doanh số khai thuế GTGT trong tháng 7 vừa qua tăng 5,3% so với tháng trước. Số DN khai có lãi trong quý 1 tăng 2,4%, quý 2 tăng hơn 2,8%. Như vậy, thuế GTGT tăng giữa các tháng, Thuế TNDN tăng giữa các quý. Kim ngạch XK 7 tháng tăng 27%, NK tăng hơn 8%. Ngoài ra, cơ cấu XNK nghiêng rất mạnh về sản xuất kinh doanh. Cơ cấu hàng XK nhóm dệt may dẫn đầu, nhóm thứ hai là điện thoại và linh kiện điện thoại. Đây là dấu hiệu xu hướng gia tăng hàng hóa qua chế biến.

Theo nhận định của Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, giá trị gia tăng so với trước. Đây là những tín hiệu đáng mừng trong thu ngân sách. Bên cạnh đó, 7 tháng thu NS được 60% kế hoạch; thu từ SXKD nội địa 58%. Kết nối lại các yếu tố, nếu tình hình kinh tế đạt được các mục tiêu như dự báo thì ngành Thuế và Hải quan sẽ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trong nhiệm vụ giãn giảm thuế, xử lý nợ đọng và làm tốt công tác chống chuyển giá.

Về tình hình hàng tạm nhập tái xuất, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, nếu chúng ta không có giải pháp, không phối hợp chặt chẽ và tổ chức thực hiện không có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, sản xuất kinh doanh trong nước, tình hình XNK, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.

“Vừa qua, Bộ Tài chính đã tổ chức thanh tra hàng tạm nhập tái xuất tập trung các cửa khẩu trọng điểm như Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, và tổ chức điều tra chống buôn lậu trong 3 tháng qua. Đến nay kết quả cho thấy những nhận định từ đầu năm được chứng minh trong thực tiễn. Và qua thanh tra, kiểm tra, Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị những giải pháp về cơ chế chính sách để phòng chống những tác hại rất to lớn của việc tạm nhập tái xuất đối với nền kinh tế…”Thứ trưởng cho biết.

Cụ thể, kim ngạch tạm nhập tái xuất gia tăng nhanh trong thời gian qua và bất thường trong thời gian gần đây với mức tăng cụ thể là 2006 là 1,3 tỷ USD, đến 2011 đã tăng lên 6,3 tỷ USD và 6 tháng 2012 tăng 3,8 USD. Như vậy trong vòng 5 năm tăng gần 5 lần.Một con số bất thường tác động rủi ro tới nền kinh tế đó là số chênh lệch giữa tạm nhập và số tái xuất. Ví dụ trong năm 2007 tạm nhập vào 1,755 tỷ USD mà tái xuất ra chỉ có 120 triệu; năm 2010 tạm nhập là 5 tỷ USD, tái xuất 4 tỷ USD. Đó là những thời điểm bất thường và qua thanh tra vừa qua cho thấy.

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, qua thanh tra ở những địa bàn trọng điểm, đã có 1.010 lô hàng đã quá 180 ngày tạm nhập thì có nhưng tái xuất chưa có hồ sơ. Như vậy nhiệm vụ là phải làm rõ bản chất, có xuất khẩu hay không hoặc là phá hoại thị trường, vấn đề là số lượng nhập vào là có, nhưng số ra không tương xứng. Một lượng khá cao thẩm thấu vào nội địa. Một trong những nguyên nhân quan trọng để xảy tình trạng này theo nhận định của Bộ Tài chính đó là sơ hở trong cơ chế chính sách. Những hàng quốc tế cấm hoặc hạn chế, mà chúng ta không cấm đặc biệt là những sản phẩm rác thải độc hại, linh kiện điện tử qua sử dụng rủi ro cao nhưng chúng ta vẫn cho tạm nhập tái xuất.

Theo quy định của quốc tế, hoạt động này phải có hợp đồng. Nhưng quy định hiện nay chỉ cần có 1 hợp đồng tạm nhập mà không có hợp đồng tái xuất. Vấn đề thời gian trong vòng 180 ngày cũng là một kẽ hở trong chính sách.Bộ Tài chính đã có kiến nghị Chính phủ cần chấm dứt ngay đối với tạm nhập tái xuất mặt hàng xăng dầu bằng đường biển. Bộ Tài chính đề nghị làm rõ theo nguyên tắc trong khuôn khổ pháp luật hiện nay; phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế và bảo vệ hợp lý hàng sản xuất trong nước.

Thứ trưởng Bộ Tài chính nêu một số giải pháp để hạn chế tình trạng này như: Cần quy định 4 mặt hàng theo quy định của thế giới; DN phải có điều kiện về vốn, kho bãi, nhân lực, điều kiện kinh doanh mới được tạm nhập tái xuất; đồng thời thời gian nên quy định không quá 30 ngày trong đó quy định rõ tuyến đường vận chuyển, các loại kho bãi ở 2 đầu cửa khẩu…Bên cạnh đó, cần quy định rõ theo đúng thông lệ quốc tế về hồ sơ thủ tục về nhập và xuất; phải tổ chức thanh toán qua Ngân hàng; quy định rõ cửa khẩu được đi…Nếu các cơ quan liên quan không phối hợp sửa các cơ chế chính sách đối với hàng tạm nhập tái xuất thì không thể giải quyết triệt để tình trạng này và “tảng băng chìm” chắc còn lớn, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.




Nguồn : gdt.gov.vn

Blog mang tính chất chia sẻ thông tin của tổng cục thuế. copy bài đã để lại nguồn.
Bài copy đã có chỉnh sửa cho phù hợp với blog, nội dung vẫn như cũ





Kế toán 247 - Kế toán Hà Nội
Công ty CP nghiên cứu và hỗ trợ Doanh Nghiệp Hà Nội
Cung cấp dịch vụ kế toán thuế - Đào tạo kế toán tổng hợp thực tế
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?