Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2007

Giảm thuế nhập khẩu để kiềm chế tăng giá: Liệu hàng ngoại có cơ hội “Đổ Bộ”vào Việt Nam

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Một trong những biện pháp cấp bách mà Bộ Tài chính thực hiện để kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường từ nay đến cuối năm là giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng. Biện pháp mạnh tay đó không chỉ giúp phanh CPI mà thực sự là thử thách đối với các nhà sản xuất trong nước trong tiến trình hội nhập.

Tràn vào theo mức thuế giảm

Có ba nhóm hàng được giảm thuế ngay là lương thực-thực phẩm; thức ăn gia súc và vật liệu xây dựng với mức giảm lên tới 50%-70%. Hàng trăm mặt hàng khác cũng được giảm thuế trong đợt này, trong đó có nhiều mặt hàng thiết yếu như thịt tươi, đông lạnh, ướp lạnh giảm từ 30% xuống 12%; sữa và kem chưa cô đặc giảm từ 20% xuống 10%; sữa tươi giảm từ 40% xuống 20%... Nhiều nhóm hàng khác cũng được điều chỉnh giảm thuế xuống thêm 10% theo lộ trình gia nhập WTO như hàng mỹ phẩm, ôtô cũ và ôtô nguyên chiếc, đồ điện dân dụng. Đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội cho hàng loạt mặt hàng ngoại tràn vào thị trường Việt Nam và giá cả sẽ cạnh tranh hơn...

Chưa kể theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho nhiều loại hàng hóa với mức thuế thấp dần. Vì vậy, xu hướng của thị trường là ngày càng có nhiều chủng loại hàng ngoại xuất hiện ở thị trường trong nước, cạnh tranh gay gắt với hàng nội về chất lượng và giá cả.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Riêng về nhóm hàng thực phẩm, theo Trung tâm Thông tin dự báo Kinh tế và Xã hội quốc gia, chỉ riêng khu vực châu á cũng có ít nhất gần một tỷ tấn nông sản đang chờ Việt Nam mở cửa để tràn vào! Không chỉ nhập khẩu thực phẩm từ các nước ASEAN hoặc châu Á, gia nhập WTO, Việt Nam còn mở ra cơ hội cho nhiều mặt hàng thực phẩm từ các nước châu Âu, Mỹ. Chẳng hạn như thịt bò của Mỹ và thịt lợn của Canađa, quốc gia xuất khẩu thịt lợn lớn trên thế giới, hiện nay chiếm thị phần đến 20%. Thịt lợn nước này đã thâm nhập các thị trường châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippine, Trung Quốc... nên sẽ có nhiều thuận lợi khi thâm nhập thị trường Việt Nam. Quan trọng là với việc giảm thuế nhập khẩu thịt tươi, đông lạnh, ướp lạnh từ 30% xuống chỉ còn 12% trong khi người tiêu dùng trong nước lại đang e dè với thịt gia súc, gia cầm nội do dịch bệnh thì đây sẽ là điều kiện quá hấp dẫn để thịt ngoại tràn vào “làm mưa, làm gió” ở thị trường trong nước thời gian tới.

Với sản phẩm sữa thì hiện nay sản lượng sữa tươi trong nước mới chỉ đáp ứng được 22% nhu cầu, phần còn lại đều phải nhập khẩu. Chính vì vậy, sản phẩm sữa hộp nhập khẩu và các sản phẩm sữa chế biến từ nguyên liệu sữa bột nhập khẩu tràn ngập thị trường nội địa, giá tăng đến “chóng mặt”. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, sắp tới mặt hàng sữa và kem chưa cô đặc sẽ giảm thuế từ 20% xuống 10%; sữa tươi giảm từ 40% xuống 20%, sẽ càng tạo điều kiện cho sữa ngoại vào thị trường trong nước nên chắc chắn giá bán sữa sẽ phải cạnh tranh hoặc giảm chút ít.

Người tiêu dùng được lợi, nhà sản xuất lo lắng

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) ông Nguyễn Tiến Thỏa nhận định, việc đồng loạt giảm thuế các mặt hàng theo quyết định của Bộ Tài chính sẽ làm góp phần tăng cung, làm cho thị trường hàng hóa phong phú hơn. Đồng nghĩa với đó, người tiêu dùng cũng có thêm cơ hội lựa chọn hàng hóa với mức giá cũng cạnh tranh hơn.

Thực tế, cùng với lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế, hàng ngoại đã cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ so với hàng nội. Theo lộ trình thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA, hàng ASEAN vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Các mặt hàng thực phẩm chế biến và đồ uống đến từ các nước ASEAN nhiều nhất là sản phẩm của Thái Lan và Singapore. Giá bán lẻ thực phẩm chế biến và đồ uống nhập khẩu từ các nước trong khu vực đa phần còn cao hơn hàng sản xuất tại Việt Nam nhưng cũng đã có không ít mặt hàng có giá xấp xỉ với sản phẩm cùng loại trong nước.. Thời gian qua, các doanh nghiệp Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã tận dụng tốt cơ hội đưa hàng hóa vào Việt Nam. Sắp tới, nếu thuế nhập khẩu hàng thực phẩm tiếp tục được giảm mạnh theo lộ trình cam kết WTO, chắc chắn hàng của các nước này sẽ tràn ngập thị trường trong nước, gây sức ép giảm giá đến các mặt hàng cùng loại.

Tuy nhiên, khi người tiêu dùng vui mừng thì nhà sản xuất lại phải đối mặt với không ít lo lắng. Nguyên nhân trước hết bởi xu hướng tiêu dùng hiện nay cũng đã có những thay đổi đáng kể khi mức sống của đại bộ phận nhân dân được nâng cao, giờ đây người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, mẫu mã, thương hiệu nên hàng ngoại nhập chiếm tỷ lệ ngày càng đáng kể trong thực đơn mua sắm của nhiều người tiêu dùng thành thị. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về sản phẩm rau quả, mặc dù 90% sản lượng sản xuất trong nước tiêu thụ tại thị trường nội địa, nhưng thực tế hiện nay các loại rau quả chất lượng cao hơn (như hoa quả của Thái Lan) hoặc giá rẻ hơn như rau quả của Trung Quốc vẫn tràn vào thị trường trong nước ngày càng nhiều, cạnh tranh với sản phẩm rau quả của Việt Nam. Điều đó nói lên nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm nông sản cao hơn và với cùng chất lượng sản phẩm như nhau thì giá cạnh tranh phải rẻ hơn...

Mặt khác, đây cũng là thời điểm trong nước đang phải đối mặt với các loại dịch bệnh từ gia súc, gia cầm nên việc chuyển hướng sang dùng hàng ngoại để đảm bảo an toàn về mặt chất lượng mà giá cả cũng không quá đắt, đặc biệt đối với một số mặt hàng thực phẩm, nông sản và tiêu dùng... ngày càng trở nên phổ biến. Đây chính là cơ hội lớn cho hàng ngoại, là cơ hội lựa chọn hàng hóa thoải mái cho người tiêu dùng, song cũng là cảnh báo cho sản xuất trong nước. Nguyên nhân khác cũng đáng quan tâm là tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước tuy đã được nâng cao nhưng vẫn còn thua kém so với hàng ngoại do công nghệ sản xuất lạc hậu, giá thành sản phẩm cao cùng với chiến lược kinh doanh, thâm nhập thị trường yếu.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cạnh tranh sẽ “khốc liệt” hơn giữa hàng nội, hàng ngoại. Tuy nhiên, không thể mãi bảo hộ cho hàng trong nước để người tiêu dùng chịu thiệt thòi. Cạnh tranh là tất yếu khi hội nhập và doanh nghiệp Việt Nam cần tìm cách để chiến thắng khi sân nhà ngày càng rộng mở./.

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?