Thứ Năm, 8 tháng 11, 2007

Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh: Số người nộp thuế TNCN tăng không nhiều, mức nộp giảm

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Ngày 24/10, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã có ngày làm việc đầu tiên trong chương trình xây dựng pháp luật của kỳ họp. Trong đó, mở màn với phần thảo luận dự Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) được đánh giá là một trong những luật “nóng nhất” được bàn thảo tại kỳ họp lần này, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định, khi đưa vào thực hiện Luật Thuế TNCN, số người nộp thuế tăng không nhiều, mức thuế phải nộp ít đi. Mặc dù vậy, các ĐB QH vẫn còn không ít băn khoăn về một số nội dung trong dự án luật.

Tại phiên thảo luận tổ, hầu hết các ĐBQH đánh giá cao phần nội dung đã được Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý sau khi dự luật được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi toàn dân, đặc biệt là nội dung giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Biểu thuế TNCN cũng đã được chỉnh sửa với thuế suất thấp nhất đã hạ từ 10% xuống 5%, cao nhất từ 40% hạ còn 35%. Đây được coi là một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của bản dự thảo được trình lên QH xem xét. Tuy nhiên, đây cũng chính là nội dung được nhiều đại biểu tập trung phân tích từ nhiều góc độ khác nhau.

Dự thảo quy định “…mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 4 triệu đồng/người/tháng và mức 1,6 triệu đồng/người/tháng đối với người phụ thuộc”. Mức chiết trừ này đã được tính toán dựa trên các căn cứ về lộ trình cải cách tiền lương, mức tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân trong những năm tới, do đó đã nhận được sự chấp thuận khi trình lên UBTVQH. Tuy nhiên, các ĐB Huỳnh Thành Lập, Nguyễn Do Linh (TP HCM), Vũ Hoàng Hà (Bình Định)… đều cho rằng, nên đưa mức khởi điểm lên 6 triệu đồng và chiết trừ 2- 3 triệu đồng/người/tháng. ĐB Nguyễn Do Linh đã làm phép tính nhẩm, một người nộp thuế để chi cho sinh hoạt bình thường với các khoản ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh, mua sắm… chưa nói đến tích luỹ, cũng đã mất thấp nhất 6 triệu đồng; người phụ thuộc cũng phải chi tiêu tới 3 triệu đồng, cộng lại đã khoảng 9 triệu đồng, do đó không thể quy định mức thấp như trong dự thảo. Riêng ĐB Đặng Ngọc Tùng, tân Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đặt vấn đề, nếu vào thời điểm 1/1/2009 khi mà Luật thuế TNCN có hiệu lực thì mức chiết trừ 4 triệu - 1, 6 triệu như trong dự thảo liệu có hợp lý? Vì vậy, ông Tùng đề nghị mức khởi điểm chịu thuế bằng 10 lần mức lương tối thiểu và mức chiết trừ bằng 4 lần mức lương tối thiểu. Với mức đó, luật ban hành sẽ có “sức sống” dài hơn, tránh tình trạng luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, một số ĐB cũng đề nghị bổ sung đối tượng phụ thuộc để xem xét chiết trừ gia cảnh, bao gồm: cô, dì, chú, bác; anh, chị em ruột cần được nuôi dưỡng.

Lý giải về khởi điểm chịu thuế và mức chiết trừ gia cảnh mà các ĐB cho rằng quá thấp, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết, mức quy định như dự thảo đã được Ban soạn thảo tính toán dựa vào mức tăng lương tối thiểu qua các năm theo lộ trình; yếu tố trượt giá và tốc độ tăng GDP dự kiến sẽ đạt 1000USD/người/năm vào năm 2009. Như vậy, nếu tính theo mức như trong dự thảo thì một người thu nhập 5 triệu đồng/tháng (không có người phụ thuộc) thì cũng chỉ đóng thuế 50.000đ/tháng, nếu có người phụ thuộc thì không phải đóng thuế. Còn nếu có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, có 2 người phụ thuộc thì cũng chỉ phải đóng thuế 160.000đ/tháng. Như vậy là rất hợp lý, chứ đâu phải khởi điểm thấp, nộp thuế cao. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định.


kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Theo dự thảo Luật, người có thu nhập 5 triệu đồng/tháng không có người phụ thuộc chỉ đóng 50.000đ/tháng, nếu có người phụ thuộc thì không phải đóng thuế. Còn nếu có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, có 2 người phụ thuộc chỉ phải đóng thuế 160.000đ/tháng


Một vấn đề khác được các ĐB QH đặt ra là việc đánh thuế tiền lương, tiền công từ việc làm thêm giờ, tăng ca. Theo các ĐB thì những người làm thêm giờ, ngoài giờ và tăng ca, phần lớn đều do yêu cầu công việc, chứ chưa hẳn đã do nhu cầu cá nhân. Trong khi đó, nếu đánh thuế cả phần lương tăng thêm này, e rằng luật quá rắc rối, tiền thuế thu được cũng không nhiều; người nộp thuế thấy mình bị thiệt thòi, sẽ không cống hiến cho công việc của Nhà nước. ở lĩnh vực khác, quy định đánh thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, các ĐB cũng nhấn mạnh, đây là nguồn thu cần phải tính đến. Trong bối cảnh Việt Nam hiện tại thì đây là lĩnh vực mới, tiềm ẩn rủi ro, thậm chí rất nhậy cảm, vì vậy việc đánh thuế mức cao và sớm là chưa nên. Khi nào thị trường phát triển đạt mức ổn định tương đối, nhà đầu tư trở nên chuyên nghiệp, thị trường bớt đi sự rủi ro…lúc đó, bổ sung thu nhập này vào diện chịu thuế cũng “chưa muộn”.

Ngoài những nội dung mang tính “kỹ thuật”, vấn đề không kém phần “nóng” được các ĐBQH đặt ra, đó là khả năng quản lý, kiểm soát các khoản thu nhập chịu thuế và đối tượng phải quản lý thuế. Các ĐB cho rằng, người dân không sợ nộp thuế mà chỉ sợ “không công bằng”, ví dụ có người thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng đã phải đóng thuế, trong khi đó nhiều người tổng thu nhập tới cả chục triệu đồng lại không phải thực hiện nghĩa vụ thuế là do cơ chế kiểm soát tiền mặt của Nhà nước còn rất kém. Vì vậy, vấn đề đặt ra là thực hiện luật phải đi liền với khả năng kiểm soát, hay nói cách khác là khả năng “bao sân” của ngành thuế, cơ quan thuế và trình độ cán bộ thuế.

Riêng việc dự luật đặt vấn đề đưa hộ kinh doanh vào diện đối tượng điều chỉnh của Luật thuế TNCN, có không ít ĐB cho rằng, với hàng triệu hộ kinh doanh hiện có, chưa tính tới mức độ gia tăng theo cấp số nhân, thì nếu ngành thuế không có phương án chuẩn bị thì khi luật có hiệu lực cũng khó có tính khả thi, bởi ngành thuế không thể “ôm” nổi khối lượng công việc khổng lồ….

Về những ý kiến trên, UBTVQH cho rằng, hiện tại việc quản lý thuế đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công đã được thực hiện theo quy trình khấu trừ tại nguồn. Trong thời gian tới, trước khi Luật thuế TNCN có hiệu lực, các cơ quan chức năng có liên quan sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiện đối với các khoản thu này, các khoản thu nhập từ thị trường chứng khoán và các nguồn thu nhập khác. Còn việc thu thuế đối với các cá nhân hộ kinh doanh sẽ thực hiện theo quy trình tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm về số liệu kê khai thuế. Về phía ngành thuế sẽ thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, áp dụng các biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Điều này đã được quy định rất rõ, cụ thể trong Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 1/7/2007.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Kết thúc phiên thảo luận, UBTVQH đánh giá cao những ý kiến đóng góp rất xác đáng của các ĐB, đó là cơ sở để Ban soạn thảo dự án luật và Quốc hội xem xét để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện Luật thuế TNCN một cách tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu phát triển cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

Dự kiến QH sẽ thảo luận, hoàn chỉnh, bổ sung và biểu quyết thông qua Luật thuế TNCN vào ngày 20/11/2007.

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?