Thứ Năm, 1 tháng 11, 2007

Tổng Cục Trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Ninh: Nợ thuế là thước đo năng lực quản lý của cơ quan Thuế

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Theo mô hình chức năng vận hành theo Luật Quản lý thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng nợ thuế đã được hình thành từ cấp Tổng cục Thuế đến Cục Thuế và các Chi cục Thuế với 2520 cán bộ, chiếm 6.4% trong tổng số cán bộ toàn ngành. Với các điều kiện về pháp lý, tổ chức bộ máy và nhân lực như hiện nay, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế đã có thể gánh vác được nhiệm vụ được trọng trách, đảm bảo số nợ thuế giảm đến mức hợp lý (dưới 5% trên tổng thu của ngành thuế).

Tuy nhiên, trên thực tế kết quả 9 tháng đầu năm 2007, số thuế nợ lại tăng so với thời điểm 31/12/2006. Các khoản tăng lớn tập trung vào 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu về nguyên nhân và hướng giải quyết cho tình trạng này, phóng viên Tạp chí Thuế đã có cuộc trao đổi với Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Ninh:

* Thưa ông, trong công tác quản lý thuế, kết quả quản lý nợ thuế có vai trò và vị trí như thế nào?

Nợ thuế là một tiêu chí, một thước đo về quản lý thuế và năng lực tài chính của người nộp thuế. Đối với người nộp thuế mà có ý thức tự giác tuân thủ đúng pháp luật, kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính thì đấy là yếu tố đảm bảo cho việc nộp thuế đúng quy định của pháp luật và sẽ giảm thiểu được nợ thuế. Nợ thuế cũng là thước đo đối với năng lực quản lý của cơ quan thuế, nếu cơ quan thuế hoạt động có hiệu quả, theo dõi, giám sát được chặt chẽ các khoản nợ và thực hiện được các biện pháp quản lý nợ thuế tốt thì nợ thuế cũng sẽ được giảm thiểu.

Đó cũng là tiêu chí để đánh giá sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp các thông tin cần thiết và phối hợp với cơ quan thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Nếu quản lý nợ thuế được tốt thì sẽ đảm bảo chống thất thu ngân sách, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiết lập sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Cho nên công tác quản lý nợ thuế ở nước ta cũng như ở các nước được xem là hết sức quan trọng, cần phải có tổ chức bộ máy riêng, chuyên trách để làm việc này.

* Xin Ông cho biết số thuế nợ đọng mà ngành thuế đang quản lý chiếm bao nhiêu % so với số thu NSNN. Nếu so sánh với các nước trên thế giới thì tỷ lệ này nói lên điều gì?

Khoản nợ đọng tiền thuế ở nước ta trong những năm trước đây tương đối cao, chiếm khoảng 6-7% trên tổng số thu ngân sách, nhưng từ năm 2005, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ngành thuế đã phối hợp với các ngành, các cấp để đẩy mạnh các biện pháp quản lý nợ thuế bằng cách thực hiện đồng bộ các giải pháp từ vận động, tuyên truyền, giáo dục, theo dõi, kiểm tra đến giám sát và phối hợp với các tổ chức ngân hàng, tín dụng để thu các khoản nợ của doanh nghiệp có tiền gửi ở các tổ chức này vào NSNN, nhờ vậy tình hình nợ thuế cũng đã giảm. Theo số liệu các cơ quan thuế địa phương báo cáo về thì năm 2005 ngành thuế đã giảm tỉ lệ nợ xuống còn 4% và cuối 2006 còn 3,4%. Theo cách tính của Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, tức là căn cứ các ngưỡng trên tổng số thu ngân sách để xác định năng lực quản lý thuế thì với con số này, so với thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ nợ thấp.

* Dù vậy cũng không thể phủ nhận những nguy cơ của các khoản nợ thuế đối với trình độ quản lý thuế. Vậy ngành thuế đã có những giải pháp nào nhằm hạn chế được các khoản nợ trong thời gian tới?

Hiện nay nợ đọng thuế thể hiện ở mấy trường hợp:

Thứ nhất, người nợ thuế có năng lực trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình (hay còn gọi là chây ì). Khoản này vẫn còn trên 1.000 tỷ đồng. Đối với trường hợp như vậy, cơ quan thuế sẽ tiếp tục đôn đốc nhắc nhở, nếu không thực hiện thì phải áp dụng 7 biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế như ngừng bán hoá đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc phải ra lệnh trích khoản tiền gửi tại ngân hàng để nộp vào ngân sách, đến mức cao hơn thì tịch biên tài sản bán đấu giá để thu cho NSNN. Luật quản lý thuế đã cho phép cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp mạnh nhằm đảm bảo quyền lợi của NSNN.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Thứ hai là, đối với khoản nợ do DN lâm vào tình trạng khó khăn khách quan như gặp thiên tai, địch hoạ mà không đủ khả năng nộp kịp thời thì Luật cũng cho phép sẽ xem xét để gia hạn nợ và lên lộ trình trả nợ phù hợp với năng lực của họ.

Thứ ba là, đối với các khoản nợ mà hiện nay đối tượng nộp thuế đang khiếu nại chưa đồng tình với mức phải nộp, thì sẽ xem xét để giải quyết khiếu nại và sau khi giải quyết khiếu nại thì tổ chức đôn đốc thu vào cho NSNN.

Riêng đối với những khoản nợ hình thành thường xuyên, cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp xử phạt 0.05% từng ngày đối với thời gian nộp chậm.

Như vậy, nếu thực hiện đồng bộ những giải pháp đã được quy định tại Luật quản lý thuế thì chắc chắn có thể giảm thiểu được các khoản nợ trong thời gian tới.

* Xin cảm ơn ông!


nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?