Thứ Hai, 12 tháng 11, 2007

Quốc hội thảo luận về "sổ đỏ", "sổ hồng": "Một giấy" và giảm thuế

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Cuộc tranh luận liên miên giữa hai ngành tài nguyên-môi trường và xây dựng về "sổ đỏ", "sổ hồng" sắp đi đến hồi kết khi các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất cao sẽ áp dụng trở lại nguyên tắc "một giấy".

Luật Đất đai "đụng" Luật Nhà ở

Xuất phát điểm của sự đồng thuận này trước hết là việc Chính phủ cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thẳng thắn thừa nhận tiến độ cấp giấy chứng nhận (GCN) rất chậm. Tại phiên thảo luận hôm qua, các ĐBQH cho rằng, nguyên nhân thuộc về chủ quan nhiều hơn là khách quan. ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) phê bình: "Đây là do sự thiếu kiên quyết trong chỉ đạo của Chính phủ". Bà Dương Kim Anh dẫn chứng: ban đầu kế hoạch của chính phủ là hoàn thành việc cấp GCN trong năm 2005, khi các địa phương không chủ động hoàn thành thì Chính phủ lại gia hạn đến năm 2006. Và theo báo cáo Chính phủ thì đến hết ngày 30.9.2007 cũng mới chỉ cấp GCN cho một số loại đất đạt 70% diện tích, còn 309 huyện chưa thành lập Văn phòng đăng ký, trong đó có 19 tỉnh chưa có Văn phòng đăng ký cấp huyện. "Tôi nghĩ chỉ đạo của Chính phủ mang tính pháp lệnh, thế mà không làm cũng không sao cả, thành ra chuyện chậm trễ là điều dễ hiểu", bà Kim Anh khẳng định.


"Thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận đối với mọi loại đất, trong đó có cả đất có nhà ở. Sửa đổi điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994 theo hướng: bổ sung đối tượng con dâu, con rể, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ vào đối tượng không chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất khi chuyển quyền trong phạm vi các đối tượng này; sửa đổi điều 7 theo hướng giảm thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất đi liền với chính sách thuế thu nhập cá nhân, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển, thuận lợi cho việc cấp GCN khi chuyển quyền sử dụng đất". (Trích kiến nghị trong báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh chỉ ra nguyên nhân sâu xa hơn nữa, đó là sự không thống nhất giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở, mà nguyên do bởi "Quốc hội thì bận trăm công nghìn việc nên giao việc này (soạn thảo các luật - PV) cho các bộ, mỗi bộ lại "chủ công" theo quan điểm của mình". Ông Thanh đã nhắc các ĐBQH khóa XI nhớ lại lịch sử của chuyện "sổ hồng đá bay sổ đỏ" hồi năm 2005. Điều 48 Luật Đất đai năm 2003 quy định GCN quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được cấp theo một mẫu thống nhất, trường hợp có tài sản trên đất thì được ghi nhận trên GCN và đăng ký quyền sở hữu theo pháp luật về đăng ký bất động sản. Nhưng đến năm 2005, Luật Nhà ở ra đời lại yêu cầu phải có "sổ hồng" (GCN quyền sở hữu nhà) mới được giao dịch.

"Theo tôi, Luật Đất đai đã quy định rất rõ ràng nhưng đến Luật Nhà ở lại chẳng thấy đất đâu cả, chỉ thấy nhà thôi. Cũng từ đây 2 ngành tài nguyên-môi trường và xây dựng tranh luận liên miên chuyện cấp 1 "sổ" hay 2 "sổ" thành ra công việc rất chậm mà người dân thì bối rối, nói chung là rất phức tạp", ông Thanh nói.

Giải quyết như thế nào?

Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM Trần Du Lịch cho rằng: "Quy định như điều 48 Luật Đất đai là rất tốt, nếu làm đúng như vậy thì tình hình chẳng có gì khó khăn phức tạp". Theo ông Lịch, đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý nên việc đương nhiên Nhà nước phải cấp giấy để chứng nhận quyền sử dụng của một cá nhân, tổ chức nào đó. "Vấn đề tạo lập nhà ở và tài sản trên đất là quyền dân sự được xác lập bởi việc xin giấy phép xây dựng, nộp lệ phí trước bạ, và khi đó Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức", ông Lịch nói. Theo đó, ông Lịch đề nghị cần thiết chỉ cấp một loại giấy mà nền tảng là điều 48 Luật Đất đai. Như vậy Nhà nước sẽ cấp GCN quyền sử dụng đất, khi tạo lập tài sản trên đất, tổ chức cá nhân được quyền đăng ký trước bạ và được Nhà nước công nhận quyền sở hữu. "Nhà nước công nhận chứ không phải là chứng nhận", ông Lịch nhấn mạnh. "Nếu là như thế này mới có thể hoàn thành việc cấp GCN vào năm 2008 như kế hoạch mới của Chính phủ", ông Trần Du Lịch lưu ý.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
"Quan điểm của ĐB Trần Du Lịch là hoàn toàn chính xác: Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai chỉ giao cho công dân quyền sử dụng nên Nhà nước phải cấp giấy chứng nhận, còn nhà ở, công trình trên đất là tài sản cá nhân, công dân sẽ đăng ký và thực hiện các quyền được pháp luật bảo hộ (Bộ luật Dân sự - PV). Cho nên sau đây sẽ yêu cầu thực hiện đúng điều 48 Luật Đất đai là một mảnh đất chỉ cấp một giấy. Các giấy đã cấp vẫn có giá trị pháp lý, nếu cá nhân nào muốn đổi thì làm thủ tục chứ không cấp đổi đồng loạt. Tôi rất lấy làm mừng rằng, lần này gần như cả Quốc hội và Chính phủ đều thống nhất là chỉ làm một giấy; còn thiết kế giấy đó như thế nào thì sẽ giao cho Chính phủ nghiên cứu. Sau này Luật Đăng ký bất động sản ra đời cũng sẽ căn cứ theo nguyên tắc của điều 48 Luật Đất đai" -Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên


Đồng ý với ông Lịch, ĐB Nguyễn Danh (Gia Lai) cho rằng, Chính phủ phải ban hành Nghị định quy định việc cấp GCN theo hướng "hợp nhất hai loại GCN là sổ đỏ và sổ hồng với tên gọi là GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất". ĐB Danh cũng đồng thời đề xuất với Chính phủ quy định thống nhất cơ quan thụ lý hồ sơ cấp GCN và hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai.

Đứng ở một góc độ khác, ĐB Nguyễn Văn Hợp (Hải Dương) lại quan tâm đến việc phải khắc phục những phiền hà mà người dân phải gánh chịu khi xin cấp GCN nếu muốn đẩy nhanh hơn tiến độ của việc này. Đa số các ĐB thống nhất đề nghị giảm các nghĩa vụ tài chính khi đăng ký cấp GCN. "Nên bỏ các khoản thu nộp tài chính khi cấp GCN lần đầu và coi việc cấp GCN như một mục tiêu chính để Nhà nước quản lý đất đai mà không nên đặt vấn đề thu nhiều tiền của người sử dụng đất", ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) gợi ý.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?