Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2005

Chuyển hướng về chính sách thuế đối với sản xuất ô tô

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán

Thị trường ô tô Việt Nam trong những tháng qua đã có những biến đổi. Các liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam đã đồng loạt tăng giá bán. Thậm chí có tình trạng găm giữ xe, chờ tăng giá và hơn nữa là mua xe để đầu cơ.

Một nhân viên bán hàng tại đại lý xe ô tô của Công ty VIDAMCO cho biết: xe ô tô hiệu Daewoo tăng bình quân khoảng 12%, trong những ngày đầu của năm 2005. Tuy nhiên, cũng có thể sau một thời gian nữa, giá ô tô có thể hạ chút ít, do lượng xe tồn trong kho của hãng hiện còn nhiều.

Theo ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính, hiện tại có hơn một chục liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô với năng lực sản xuất trên 1 triệu ô tô/năm. Số lượng xe hiện sản xuất đạt khoảng trên 4 vạn xe/năm và 100% là lắp ráp. Chúng ta đã có rất nhiều ưu đãi thuế, nhằm phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam. Trước đây, khi thuế suất thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 25%, thì các liên doanh ô tô chỉ phải chịu thuế suất khoảng 20%. Có những liên doanh được hưởng thuế suất ưu đãi cả đời của dự án; ngoài ra còn được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế một số năm đầu. Các liên doanh này được miễn thuế nhập khẩu linh kiện. Từ năm 1998 trở về trước, không áp dụng thuế GTGT, thuế TTĐB đối với sản xuất, lắp ráp ô tô. Từ năm 1999 trở đi, thuế GTGT được áp dụng là 10%, còn thuế TTĐB thì không áp dụng toàn bộ ngay, mà được áp dụng tăng dần theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu (như đã biết). Ngoài ra, còn rất nhiều ưu đãi khác về tài chính, về đất đai cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói chung, trong đó có các liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô. Tính chung, các DN lắp ráp ô tô được hưởng lợi về thuế so với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc khoảng từ 200% đến 300%.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Đến nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, mục tiêu đặt ra cho việc hiện đại hoá ngành công nghiệp ô tô của chúng ta gần như không đạt được kết quả đáng kể nào. Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn thuần tuý là lắp ráp và bán. Trong khi đó, mục tiêu của ngành công nghiệp ô tô không phải là lắp ráp mà phải là sản xuất phụ tùng, linh kiện. Nếu xét ở khía cạnh này, cái chúng ta đạt được là một con số 0.

Cũng theo ông Quách Đức Pháp, với những thực tế như vậy, chính sách của Nhà nước đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô cần phải có sự thay đổi. Tới đây chính sách thuế sẽ có sự chuyển hướng, theo hướng không đánh thuế theo tỷ lệ nội địa hoá sau khi đã lắp ráp mà đánh theo linh kiện. Cụ thể, linh kiện, phụ tùng đã sản xuất được sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao và ngược lại những phụ tùng chưa sản xuất được, không sản xuất được sẽ áp dụng thuế suất thấp. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng những linh kiện, phụ tùng trong nước đã sản xuất được. Tuy nhiên, ông Pháp cũng nói, có những hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng cho rằng, thực tế có nhiều loại linh kiện đồng bộ của xe ô tô Việt Nam, mặc dù trong nước có thể sản xuất được, nhưng theo họ chưa thể đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của loại xe đó. Ví dụ, đối với xe Mecedes- Ben, nhà sản xuất cho rằng, những bộ phận linh kiện như lốp,... mặc dù trong nước đã sản xuất được, song không phù hợp và không đúng tiêu chuẩn đặt ra của họ.v.v. Điều này cũng khó khăn cho chính sách thuế khi áp dụng, theo hướng mới.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào - kế toán 247, dịch vụ kế toán, đào tạo kế toán, tin tức kế toán
Về việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế đối với linh kiện, phụ tùng ô tô theo CEPT/AFTA, ông Pháp cũng cho biết, hiện tại chúng ta đã tiến hành đàm phán khoảng 30%- 40% số linh kiện ô tô. Theo đúng lịch trình, năm 2006, chúng ta phải cắt giảm thuế xong cho các loại linh kiện ô tô nhập khẩu này. Tuy nhiên, do tình hình còn nhiều bất lợi và những đòi hỏi để phát triển một ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa, chúng ta cần chấp nhận chịu thiệt thòi (bị phạt) để kéo dài thời hạn thực hiện cam kết cắt giảm, nhằm giữ mức thuế nhập khẩu cao.

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?