Thứ Tư, 12 tháng 1, 2005

Rà soát danh sách cắt giảm thuế quan ASEAN

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào

Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính cho biết, sắp tới Bộ sẽ tiếp tục rà soát một lần nữa danh mục loại trừ hoàn toàn trong biểu thuế hàng hoá giao thương với các nước ASEAN để đưa ra thêm những nhóm hàng mới phục vụ cho việc cắt giảm triệt để hơn theo Hiệp định CEPT/AFTA.

Đối với Việt Nam, theo phân loại của biểu thuế hiện hành, danh mục loại trừ hoàn toàn hiện có 424 mặt hàng, trong đó những nhóm mặt hàng được coi là không phù hợp với quy định ASEAN, bao gồm: Thứ nhất, nhóm các mặt hàng giữ lại vì lo biện pháp quản lý trong nước không đủ mạnh, nếu giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, môi trường và giá trị văn hóa như thiết bị truyền phát và rađa, quặng xỉ tro, các chất rác thải và rác thải y tế và các tác phẩm nghệ thuật.

Thứ hai, nhóm các mặt hàng đa số có thuế suất cao (từ 20% đến 50%) và/hoặc đang áp dụng các biện pháp phi thuế khác như cấm nhập... Thuộc nhóm này bao gồm rượu mạnh, thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá, ôtô, xe máy và linh kiện xe máy, lốp cũ và lốp đắp lại...

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Thứ ba, nhóm các mặt hàng có thuế suất thường xuyên thay đổi (0-30%) giữ lại danh mục loại trừ hoàn toàn vì lý do kiểm soát giá cả, điều tiết cân đối lớn của nền kinh tế, thuộc nhóm này bao gồm xăng dầu các loại...

Theo quy định của ASEAN, tất cả những mặt hàng nêu trên của Việt Nam sẽ phải loại bỏ ngay ra khỏi danh mục loại trừ hoàn toàn và đưa vào cắt giảm thuế suất để đạt mức thuế suất 0-5% vào năm 2006. Nhưng căn cứ vào tình hình sản xuất và tiêu dùng thực tế trong nước, Bộ tài chính dự kiến sẽ đàm phán với ASEAN để có một lộ trình thực hiện CEPT/AFTA linh hoạt hơn cho một số nhóm mặt hàng. Tuy nhiên, việc ASEAN có chấp nhận lộ trình như Việt Nam đề xuất hay không còn phụ thuộc vào tiến trình đàm phán sắp tới.

Theo dự kiến của Việt Nam, năm 2005, thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng rượu mạnh, quặng xỉ tro, thiết bị truyền phát, các tác phẩm nghệ thuật sẽ được điều chỉnh xuống mức bằng và dưới 20%, sang năm 2006 sẽ chỉ còn 5%. Đối với các mặt hàng, lộ trình được lùi hơn: xe máy và linh kiện xe máy năm 2006 thuế suất 20%, 2007: 5%; xăng dầu, ôtô 10-30 chỗ ngồi năm 2007 thuế suất bằng và dưới 20%, 2008: 0-5%; ôtô từ 10 chỗ ngồi trở xuống: năm 2008 thuế suất 20% và 5% từ năm 2009 trở đi.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Như vậy, các mặt hàng còn lại trong danh mục loại trừ hoàn toàn của Việt Nam sẽ bao gồm: thuốc phiện, thuốc nổ, pháo hoa, vũ khí khí tài, thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, lốp cũ và lốp đắp lại, rác thải và rác thải y tế... Số còn lại vẫn tiếp tục được rà soát để nghiên cứu lộ trình phù hợp đưa vào thực hiện CEPT/AFTA. Việc chuyển các mặt hàng nói trên ra khỏi danh mục loại trừ hoàn toàn và đưa vào cắt giảm thuế suất theo chương trình CEPT/AFTA dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến thương mại và sản xuất trong nước.

Về thương mại, việc đưa các mặt hàng như rượu mạnh, xe máy, ôtô,... vào thực hiện tự do hoá trong ASEAN sẽ làm tăng lượng nhập khẩu vào Việt Nam, người tiêu dùng trong nước sẽ được hưởng lợi nhưng sẽ có tác động 2 mặt đối với sản xuất trong nước. Một mặt áp lực cạnh tranh cả về giá và chất lượng đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng lên. Tuy nhiên, về dài hạn có tác động tốt đối với sản xuất nội địa do phải đổi mới nâng cao năng lực sản xuất cạnh tranh với hàng ngoại nhập và có thể vươn ra thị trường ngoài nước.

Để tránh gây “sốc” thị trường cũng như dự phòng các biện pháp để đối phó với những bất cập gây ra , các chuyên gia cho rằng, công việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng các biện pháp quản lý trong nước để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết của Việt Nam đối với Hiệp định CEPT.
kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?