Thứ Ba, 9 tháng 11, 2004

Bài phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế Nguyễn Văn Ninh với cán bộ công chức cơ quan Tổng cục Thuế về cải cách công tác quản lý thuế và hiện đại hoá ngành thuế


kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Chính sách thuế là một trong những chính sách kinh tế xã hội rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trước hết, chính sách thuế là công cụ hiệu quả để Đảng, Nhà nước điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước, để điều tiết một phần tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước và của xã hội. Nó còn góp phần bảo đảm công bằng xã hội và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã, đang và sẽ rất quan tâm đến các chính sách thuế và công tác quản lý thuế.

Đề án chiến lược cải cách quản lý thuế đến năm 2010 đã được Chính phủ thông qua và Bộ chính trị phê duyệt là phản ánh sự quan tâm đó. Đó là kim chỉ nam để thực hiện cải cách thuế trong giai đoạn tới. Ngành thuế phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Chính phủ, ngành Tài chính tổ chức thực hiện thắng lợi đề án chiến lược cải cách nói trên.

Ngành thuế luôn luôn có truyền thống hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn mới này, ngành thuế cần nỗ lực và có kế hoạch thực hiện tốt chiến lược cải cách, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của toàn ngành thuế trong suốt thập kỷ này.

Mục tiêu bao trùm của chiến lược cải cách thuế đến năm 2010 là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, hợp lý, phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế, đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực cả về cơ chế quản lý, công nghệ quản lý, bộ máy và con người quản lý.

Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010 của ngành thuế bao gồm 8 chương trình hành động lớn sau đây:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế.

- Xây dựng Luật quản lý thuế, triển khai thí điểm và mở rộng cơ chế Quản lý “Tự kê khai, Tự nộp thuế” trên toàn quốc.

- Tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế, thu hồi nợ thuế.

- Cải cách bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thuế.

- Phát triển ứng dụng tin học hiệu quả vào công tác quản lý thuế

- Từng bước hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan thuế

Các chương trình cải cách này là rất quan trọng và phải được thực hiện đồng bộ trong suốt quá trình cải cách quản lý thuế. Tư tưởng cải cách và các chương trình đó phải trở thành nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ công chức ngành thuế, từ Tổng cục thuế đến cả cơ quan thuế các cấp. Mỗi cán bộ ngành thuế phải nhận thức đẩy mạnh cải cách theo chiến lược là một tất yếu khách quan trong tình hình mới.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Trước hết, do nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế sẽ được xây dựng trên nền tảng của sản xuất công nghiệp hiện đại; quản lý theo yêu cầu hiện đại hoá: tin học hoá, tự động hoá. Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như quản lý của Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ cũng phải sử dụng các công cụ hiện đại và phương pháp quản lý hiện đại. Thời kỳ tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn, GDP tăng khoảng trên 8%/năm. Sẽ có thêm hàng chục vạn doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh ra đời, việc ban hành thêm các Luật thuế mới làm cho diện quản lý thuế tăng lên nhanh chóng như: số đối tượng nộp thuế thu nhập cao sẽ tăng từ 300.000 lên đến hàng chục triệu cá nhân nộp thuế thu nhập. Với sự tăng trưởng về kinh tế và sự hoàn thiện hệ thống quản lý chính sách thuế, cơ quan thuế không thể làm thay các công việc và gánh trách nhiệm thay cho đối tượng nộp thuế, không thể duy trì cách quản lý truyền thống và thủ công như hiện nay. Hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng toàn cầu hoá, đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy chúng ta không cải cách thì không thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Các thách thức trên đòi hỏi ngành thuế phải cải cách.

Hai là, trong giai đoạn tới, yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao đòi hỏi chính sách thuế của chúng ta phải tương đồng với quốc tế, cách thức quản lý phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài. Sự khác biệt của Việt Nam và các nước tiên tiến cả về chính sách thuế và nhất là cách thức quản lý hiện nay còn có khoảng cách rất xa, bắt buộc ngành thuế chúng ta phải cải cách để tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và nhằm nâng cao vị thế công tác quản lý thuế Việt Nam trên trường quốc tế.

Ba là, Công tác quản lý thuế của chúng ta mặc dù đã đạt được nhiều thành quả đáng kể trong thời kỳ đổi mới, điều đó là không thể phủ nhận, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trên tất cả các lĩnh vực từ thể chế đến cách thức quản lý. Quản lý thuế hầu hết dựa trên kinh nghiệm, chưa khoa học, chưa hợp lý. Ví dụ: công tác thanh tra chưa trên cơ sở nắm và phân tích đầy đủ thông tin về đối tượng nộp thuế do đó phần lớn chưa thanh tra đúng đối tượng, chưa xác định đúng phạm vi gian lận, chưa sử dụng được công nghệ tin học vào thanh tra, do đó thanh tra chưa có hiệu quả cao. Năng lực, trình độ, tư cách cán bộ thanh tra cũng còn hạn chế. Việc tuyên truyền hỗ trợ cho các đối tượng nộp thuế cũng vậy, chưa nắm được nhu cầu của đối tượng nộp thuế cần gì và bằng cách nào cơ quan thuế cung cấp thông tin đến từng đối tượng nộp thuế một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất. Việc quản lý nợ của đối tượng nộp thuế cũng tương tự: không xác định chính xác số nợ, tuổi nợ và nguyên nhân nợ, biện pháp nào thì thu nợ có hiệu quả...

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Các chức năng quan trọng nhất quản lý thuế hiện nay là hỗ trợ đối tượng nộp thuế và thanh tra thuế hầu như thực hiện hoàn toàn thủ công. Hiện nay, số đối tượng nộp thuế chưa nhiều nhưng cơ quan thuế đã không thể đáp ứng yêu cầu, thì khi số đối tượng nộp thuế tăng lên nhiều lần, chắc chắn ngành thuế sẽ càng thiếu nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng này.

Bộ máy tổ chức còn bất cập: chức năng nhiệm vụ điều tra, khởi tố chưa được qui định; cưỡng chế, thu nợ thuế chưa đủ cơ sở pháp lý. Cơ cấu tổ chức còn đang trong quá trình chuyển đổi, tuy có tiến bộ hơn nhưng chưa hoàn toàn tổ chức quản lý theo chức năng. Do đó chưa tạo điều kiện nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, chưa thể ứng dụng tin học hoá một cách có hiệu quả nhất vào từng chức năng quản lý thuế như nhiều nước trên thế giới đã làm.

Hiện nay một số chức năng của bộ máy cơ quan thuế vẫn còn chồng chéo, nguồn nhân lực phân bổ không hợp lý. Các chức năng quan trọng thì bộ máy nhỏ ít cán bộ, trong khi các chức năng phục vụ nội bộ thì bộ máy cồng kềnh và biên chế quá lớn.

Đại đa số cán bộ thuế chúng ta có truyền thống tốt và thực sự cố gắng trong công tác. Tuy nhiên trước yêu cầu quản lý thuế mới, kiến thức quản lý thuế theo kiểu hiện đại của các cán bộ thuế chưa được trang bị, thậm chí có một số cán bộ còn chưa hiểu rõ cách thức quản lý truyền thống hiện hành. Cán bộ ở Tổng cục thuế cũng chưa hiểu rõ cách thức quản lý ở các Cục thuế và các Chi cục theo từng chức năng quản lý. Trình độ tin học của cán bộ còn rất thấp, nhưng nỗ lực học tập chưa cao. Trình độ chuyên sâu yếu , kỹ năng quản lý còn thấp. Một số cán bộ ứng xử còn thiếu văn hoá, chưa công tâm, khách quan, tận tình; chưa văn minh lịch sự đối với người nộp thuế, chưa coi đối tượng nộp thuế là khách hàng quan trọng nhất để phục vụ; giải quyết công việc còn nhiều hiện tượng để chậm trễ, thậm chí có hành vi quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu.

Để thực sự khắc phục tất cả các điểm yếu kém, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, ngành thuế phải đẩy mạnh cải cách. Chỉ có cải cách mới giúp ngành thuế khắc phục được tồn tại hạn chế nêu trên và phát triển cùng với sự phát triển của đất nước. Thực tế đã chứng minh nếu nước ta không cải cách, không đổi mới thì không thể thoát ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kéo dài, không thể có được như ngày hôm nay.

Cải cách lần này cần được hiểu là rất toàn diện, triệt để và sâu sắc. Không chỉ bó hẹp trong ngành thuế mà còn làm thay đổi cách nhìn nhận của xã hội và các đối tượng nộp thuế. Trong ngành thuế phải thay đổi từ bộ máy quản lý, phương tiện quản lý, cách thức quản lý theo hướng tự động hoá, hiện đại hoá tất cả các khâu quản lý, cách thức quản lý truyền thống sẽ được thay bằng quản lý khoa học, hiện đại.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Vì vậy mọi cán bộ trong ngành thuế phải:

- Nhất trí với chủ trương cải cách và quyết tâm cao trong suốt quá trình thực hiện.

- Có tinh thần hợp tác chặt chẽ với tính kỷ luật cao, mỗi bộ phận đều có chương trình cải cách của mình, nhưng phải tuân theo một chủ trương thống nhất, một kế hoạch thống nhất, bảo đảm sự đồng bộ ăn khớp trong toàn bộ tiến trình cải cách.

- Có bước đi phù hợp, hiệu quả với tình hình đất nước và tình hình của ngành.

- Có kế hoạch triển khai rất cụ thể và chi tiết ở tất cả các cơ quan thuế.

- Có Ban chỉ đạo cải cách thống nhất trong toàn ngành thuế từ Tổng cục thuế đến các Cục thuế, Chi cục thuế và các tiểu ban thực hiện từng chương trình cải cách.

- Lựa chọn cán bộ tham gia cải cách phải có trình độ năng lực và tâm huyết với công cuộc cải cách của ngành.

Hiện nay, ngành thuế đang thực hiện nhiều đề án cải cách và chương trình cải cách. Tuy nhiên các chương trình cải cách đều phải gắn kết với nhau rất chặt chẽ đòi hỏi phải có Ban chỉ đạo chung, trong đó lấy chiến lược cải cách ngành thuế đến năm 2010 là mục tiêu chiến lược và kế hoạch hiện đại hoá là kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách đó. Đề án thí điểm cơ chế quản lý tự kê khai, tự nộp thuế thực chất là thí điểm hiện đại hoá trong diện hẹp để trên cơ sở đó rút kinh nghiệm triển khai diện rộng toàn quốc thành công. Để tiết kiệm kinh phí hoạt động và đẩy nhanh tiến trình cải cách hiệu quả, Lãnh đạo Tổng cục thuế đã quyết định triển khai song hành các nội dung quản lý thí điểm đồng thời từng bước áp dụng trên diện rộng các qui trình tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế như các doanh nghiệp thí điểm… Do đó, việc cải cách không phải trong phạm vi một bộ phận nhỏ mà phải được triển khai đồng bộ, rộng khắp trong toàn ngành thuế. Tất cả cán bộ ngành thuế phải được tìm hiểu, học tập và đào tạo theo cơ chế quản lý mới, cơ chế “Tự kê khai, tự nộp thuế” (Tổng cục sẽ có hướng dẫn đầy đủ nội dung của cơ chế này).

Tổng cục thuế yêu cầu các cán bộ trong toàn ngành thuế phải coi công cuộc cải cách thuế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngành thuế không còn con đường nào khác là phải cải cách và đó chính là sứ mệnh của ngành thuế trong giai đoạn tới. Không một cán bộ thuế nào được đứng ngoài công cuộc cải cách này.

Quá trình cải cách còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng chúng ta có lòng tin vào sự thành công vì công cuộc cải cách của Ngành thuế được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện và Chính phủ, Bộ Tài chính trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Đội ngũ cán bộ ngành thuế đại bộ phận có phẩm chất tốt, có truyền thống đoàn kết. Các nước khác trong khu vực và trên thế giới rất quan tâm đến ngành thuế Việt Nam và sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện. Nhận thức của xã hội và của đối tượng nộp thuế về công tác thuế ngày càng cao, sẽ hiểu ngành thuế hơn và có sự hợp tác tốt hơn.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Cải cách sẽ mang lại lợi ích cho đất nước, cho ngành thuế và cho từng cán bộ thuế. Từng cán bộ thuế phải nắm được chiến lược, kế hoạch hiện đại hoá tổng thể và chi tiết, các qui trình, qui phạm cải cách thuế theo cơ chế quản lý Tự kê khai, tự nộp thuế. Tổng cục Thuế sẽ tăng cường bộ phận cải cách ở Tổng cục và một số Cục. Một số cán bộ sẽ được điều động khỏi công việc hiện nay, đó là sự cần thiết khách quan. Từng cán bộ phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc tham gia vào bộ phận cải cách và tuân thủ sự phân công của tổ chức, coi đó là một trách nhiệm và vinh dự. Các cán bộ không trực tiếp tham gia vào bộ phận thí điểm nhưng cũng phải quán triệt tinh thần cải cách và song hành thực hiện cải cách trong từng chức năng nhiệm vụ của mình. Cán bộ nào không tham gia quá trình cải cách tức là tự mình đứng ra ngoài tổ chức ngành thuế. Toàn thể cán bộ ngành thuế đồng tâm nhất trí, đoàn kết, nỗ lực, nhất định sẽ thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách để Ngành Thuế Việt Nam ngang tầm với trình độ quản lý thuế tiên tiến của các nước trong khu vực./.

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?