Thứ Ba, 9 tháng 11, 2004

Bài phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhân dịp đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh


kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào

Trong không khí sôi nổi, hào hùng của cả nước kỷ niệm 59 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khách 2-9, Tổng cục Thuế long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh - phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước phong tặng cho ngành thuế đã có nhiều công lao đóng góp vào sự nghiệp Cách mạng của Đảng và của dân tộc.

Cho phép Tôi thay mặt các thế hệ cán bộ ngành thuế cả nước được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các tổ chức, đoàn thể, xã hội, các ngành, các cấp uỷ đảng và UBND các cấp, sự hưởng ứng, hợp tác tích cực có hiệu quả của các Doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân, của các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức quốc tế đối với công tác thuế trong gần 6 thập kỷ qua.

Chúng tôi đặc biệt biết ơn các thế hệ Lãnh đạo ngành Tài chính, đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong các thời kỳ lịch sử.

Sự có mặt của các Đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính, và đại biểu các ngành, các cấp tới dự Hội nghị này sẽ là nguồn cổ vũ, khích lệ và động viên to lớn đối với công chức thuế cả nước hăng hái thi đua, hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế trong giai đoạn tới.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ thuế lão thành của nhiều thế hệ nối tiếp, đã lãnh đạo, dẫn dắt ngành thuế Việt Nam, vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, vượt lên nhiều thử thách để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác thuế trong các giai đoạn cách mạng.

Chúng ta tưởng nhớ các liệt sĩ là cán bộ ngành thuế đã không ngừng phấn đấu và hy sinh vì sự nghiệp tài chính trong các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam - XHCN.

Chúng ta ghi ơn sự đùm bọc, che trở, chăm sóc và bảo vệ của đồng bào cả nước, đặc biệt là của đồng bào các vùng căn cứ cách mạng, các chiến khu trong những năm kháng chiến chống ngoại xâm.

Chúng ta tự hào và có thể khẳng định rằng những thành tựu của công tác thuế trong gần 6 thập kỷ qua là công sức của toàn Đảng, toàn dân, của ngành tài chính, của các thế hệ ngành thuế, là của sự phối hợp, cộng tác, giúp đỡ có hiệu quả của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội ở Trung ương và các địa phương trong cả nước.

Tại buổi lễ trang trọng này, Tôi xin được thay mặt các thế hệ ngành Thuế điểm lại những thành tích nổi bật của công tác thuế, trong 59 năm qua như sau:

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
1) Thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc (1945-1954):

- Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám - 1945 thành công. Ngành Tài chính - ngành thuế đã được thành lập và trở thành công cụ quan trọng của Đảng, Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Cách mạng trong các giai đoạn lịch sử.

Sau khi ra đời, Chính Phủ lâm thời non trẻ đã phải đương đầu với nhu cầu chi tiêu vô cùng to lớn, cấp bách để củng cố chính quyền cách mạng và thực hiện cùng một lúc nhiệm vụ nặng nề: "chống thù trong, giặc ngoài", "diệt giặc đói, diệt giặc dốt" trong hoàn cảnh "nghìn cân treo sợi tóc", với ngân khố quốc gia hầu như trống rỗng... Mặc dầu vậy, Trung ương Đảng, Bác Hồ, Chính Phủ đã quyết định xoá bỏ thuế thân, bác bỏ chế độ độc quyền thuốc phiện, rượu, muối là những chính sách nô dịch của thực dân phong kiến; giảm thuế điền thổ để khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất; sửa đổi, bổ sung một số thuế cũ phù hợp với thể chế của Nhà nước ta. Chủ trương đó đã giảm bớt được các khó khăn, tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân, đặc biệt là của nông dân, chiếm 90% dân số nước ta, sẵn sàng chịu đựng hy sinh để giữ vững nền độc lập, tự do vừa mới giành được.

Với phương châm "lấy dân làm gốc", Chính Phủ lâm thời đã vận động nhân dân tự nguyện đóng góp qua "Quỹ Độc lập", "Tuần lễ vàng", "Tuần lễ đồng", "Hũ gạo nuôi quân", "Đảm phụ quốc phòng", ... và vay của dân bằng "Công phiếu kháng chiến", "Công trái quốc gia"... Những chủ trương đúng đắn đó đã được nhân dân đồng tình, ủng hộ, và nhiệt liệt hưởng ứng. Chỉ tính riêng Quỹ độc lập và Tuần lễ vàng, Nhà nước đã động viên được một số tiền, vàng tương đương với số thuế thân, và thuế điền thổ thu trong 1 năm dưới chế độ thực dân, phong kiến. Nhờ vậy, đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cấp bách trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân xâm lược. Đồng thời góp phần đưa Nhân dân thoát khỏi nạn đói, nạn dốt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

- Chiến dịch biên giới Việt - Trung cuối năm 1950 thắng lợi. Công cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn "hoàn thành chuẩn bị, chuyển mạnh sang tổng phản công". Nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngày càng lớn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (đầu 1951), thực hiện khẩu hiệu "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng". Chính sách Tài chính được thực hiện theo phương châm "tăng thu, giảm chi. Chính sách động viên đóng góp mang tính chất tự nguyện được chuyển thành chính sách thuế đầu tiên của chính quyền cách mạng công bằng, hợp lý, phù hợp thu nhập và khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư. Nguồn thu lúc này chủ yếu dựa vào thuế nông nghiệp: thu bằng thóc có vị trí đặc biệt quan trọng; và thuế công thương nghiệp thu bằng tiền với chế độ quản lý vừa "điều tra", vừa kết hợp với "dân chủ bình nghị" để nhân dân tham gia ý kiến và phù hợp với khả năng thực tế của mỗi người.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Cán bộ thuế đã được đào tạo bồi dưỡng để làm tốt vai trò nòng cốt, cùng cán bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể, tuyên truyền, giải thích để nhân dân thông suốt, hiểu được bản chất thuế nộp cho chính quyền cách mạng là: "lấy của dân để làm lợi cho dân"; người có khả năng nhiều góp nhiều, có khả năng ít đóng góp ít, nếu đời sống khó khăn thì chưa phải nộp thuế...

Người cán bộ thuế phải trèo đèo, lội suối, vào tận bản làng xa xôi, vào vùng đồng bào thiểu số kể cả vùng bị tạm chiếm để tuyên truyền, giải thích, điều tra hướng dẫn các hộ nông dân và hộ kinh doanh kê khai nộp thuế đầy đủ không quản ngại khó khăn, gian khổ kể cả bị hy sinh xương máu.

Nhờ vậy, thuế nông nghiệp đã thu được một khối lượng lương thực khá lớn, đủ cung cấp cho cán bộ, viên chức và lo cho bộ đội ăn no, đánh thắng. Thuế công thương nghiệp đã thu được một lượng tiền mặt quan trọng, bảo đảm nhu cầu chi tiêu thiết yếu của Nhà nước, thiết thực góp phần ổn định tiền tệ, giá cả. Đặc biệt là năm 1953, số thu Ngân sách không những đã đáp ứng nhu cầu chi tiêu cấp bách của Nhà nước, Ngân sách quốc gia còn bội thu khoảng 90.000 tấn thóc, chuẩn bị tiềm lực cho chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu.

Đất nước bước vào thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.

Ngành Thuế đã giúp Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng “Chính sách thuế thành thị" (gồm có thuế Nông nghiệp thu bằng hiện vật và 12 thứ thuế thu bằng tiền). Trong đó thuế nông nghiệp đã giảm mức động viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp nông dân tập thể phát triển sản xuất và cải thiện đời sống, dùng chính sách thuế để cải tạo đối với thành phần kinh tế phi Xã hội chủ nghĩa và phục vụ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ban hành chế độ thu quốc doanh phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới - Theo tinh thần “thắt lưng buộc bụng”, chắt chiu từng hạt gạo, đồng vốn để xây dựng cơ sở vật chất và bảo vệ miền Bắc, chi viện đến mức cao nhất cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Thực hiện khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, tất cả vì tiền tuyến".

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, hàng ngàn cán bộ tài chính, cán bộ thuế đã vào chiến trường để thực hiện nhiệm vụ quản lý thu chi tài chính phù hợp với điều kiện cách mạng miền Nam.

Nhờ chính sách thuế nêu trên và bộ máy, đội ngũ cán bộ thuế được kiện toàn, công tác thuế đã điều tiết mạnh mẽ lợi nhuận của tư bản tư nhân, động viên đúng mức nguồn thu nhập của doanh nghiệp và dân cư, bảo đảm nguồn thu Ngân sách nhà nước ngày càng tăng lên để đáp ứng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Công tác thuế còn góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp, và công thương nghiệp, thúc đẩy kinh tế quốc doanh trở thành vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Chính sách thuế đã hướng vào khuyến khích sản xuất phát triển, đặc biệt là vào các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, phục vụ nông nghiệp, phương tiện giao thông vận tải, những mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân, cho nhu cầu chiến đấu. Góp phần tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, đầu cơ tích trữ, lợi dụng chiến tranh để làm giàu phi pháp.

Công tác thuế thời kỳ này đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.

2) Thời kỳ cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Sau thắng lợi to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, công tác thuế của Đảng đã chuyển sang phục vụ cho nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, khắc phục các hậu quả nặng nề của chiến tranh, chăm lo đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, đồng thời phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH trong cả nước.

Hệ thống chính sách thu đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh bao gồm chính sách: Thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp và chế độ thu từ xí nghiệp quốc doanh, và không ngừng được bổ sung hoàn thiện. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp và thu quốc doanh ngày càng được củng cố kiện toàn. Cán bộ thuế được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ phẩm chất đạo đức theo yêu cầu thời kỳ mới.

Nhờ những cải tiến mạnh mẽ nói trên công tác thuế đã góp phần tích cực vào việc cải tạo công thương nghiệp, tư bản tư doanh ở miền Nam theo hướng CNXH, củng cố quan hệ sản xuất mới, phát triển mạnh kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể trong cả nước. Tăng cường nguồn thu cho ngân sách, phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH, và cải thiện đời sống nhân dân.


kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
II. TÌNH HÌNH SAU CẢI CÁCH THUẾ (1990 ĐẾN NAY)

Đường lối đổi mới tư duy Kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đòi hỏi hệ thống chính sách thuế và thu của ta phải có những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức quan điểm và cải cách nội dung để có thể thiết thực góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm nguồn thu chủ yếu của NSNN, từng bước thực hiện công bằng xã hội về động viên đóng góp giữa các tầng lớp dân cư.

Ngày 9/8/1990, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 281 sáp nhập 3 bộ phận: Thuế Công thương nghiệp, Thuế Nông nghiệp, Thu quốc doanh tổ chức lại thành bộ máy Thuế nhà nước thống nhất, đứng đầu là Tổng cục Thuế, trực thuộc Bộ Tài chính. Trong 15 năm qua, để phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước, Tổng cục Thuế đã thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Phục vụ được yêu cầu xây dựng hệ thống chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, đạt hiệu quả cao:

Tổng cục Thuế đã thường xuyên quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ, gắn với nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu cải tiến chính sách thuế, tổ chức điều tra, khảo sát, phân tích sâu kỹ tài liệu, đối chiếu lý luận với thực tiễn, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài và ý kiến của các ngành để nghiên cứu, xây dựng các chính sách thuế phù hợp tình hình nhiệm vụ từng thời kỳ. Trong cải cách thuế bước I, đã đề xuất với Bộ Tài chính và trực tiếp soạn thảo các văn bản pháp quy, trình Chính Phủ, Quốc hội xem xét thông qua hệ thống chính sách thuế gồm 9 sắc thuế nhằm bao quát hầu hết các nguồn thu, áp dụng thống nhất với mọi thành phần kinh tế.

Trong thời gian đầu, ngành thuế đã "vừa chạy, vừa xếp hàng", cùng một lúc phải khẩn trương làm bao nhiêu việc: Tổ chức khảo sát, điều tra, chuẩn bị các dự luật, pháp lệnh thuế mới, phân loại cán bộ, từng bước sắp xếp, kiện toàn tổ chức mới; chuẩn bị chương trình, tài liệu đào tạo, mở lớp huấn luyện trong nội bộ, với các đối tượng nộp thuế, kịp thời triển khai các luật, pháp lệnh thuế lần lượt ra đời, với nhiều giải pháp quản lý thích hợp cho từng loại đối tượng nộp thuế.

Suốt quá trình triển khai các chính sách thuế, thường xuyên theo dõi biến động phức tạp của nền kinh tế - xã hội, lắng nghe phản ứng thuận nghịch của nhân dân, của các đối tượng nộp thuế, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung để chính sách, chế độ thuế mang tính khả thi. Nhờ vậy, hệ thống chính sách thuế đã phát huy được tác dụng góp phần giải phóng mọi tiềm năng sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh của các thành phần kinh tế, thúc đẩy hạch toán kinh tế, sắp xếp lại lao động ngành nghề hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy giao lưu và hội nhập trong khu vực và trên thế giới, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chính sách động viên.

Để phục vụ yêu cầu cải cách thuế bước II, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, trình các cấp và được Quốc hội ban hành luật thuế GTGT, luật thuế TNDN, khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các bước triển khai, đạt được kết quả đáng khích lệ, về cơ bản đáp ứng được 3 mục tiêu của Bộ Chính trị đề ra: từng bước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, không gây biến động lớn về giá cả, đời sống và bảo đảm nguồn thu của NSNN.

Trên cơ sở tổng kết cải cách thuế bước II, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, với các tờ trình của Tổng cục Thuế qua các cấp, gần đây Đảng và Nhà nước đã cho sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các luật thuế GTGT, TNDN, TTĐB; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, điều chỉnh lại khung biểu thuế nhập khẩu, thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo các lịch trình cam kết quốc tế; sắp xếp lại các khoản lệ phí, phí.. Những sửa đổi, bổ sung trên đây đã mở rộng đối tượng đánh thuế, đối tượng nộp thuế, giảm bớt mức động viên để phát huy tác dụng của công cụ thuế tiếp tục khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, phù hợp lộ trình hội nhập quốc tế, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đối tượng nộp thuế ở trong và ngoài nước... Đồng thời giúp đỡ xoá đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, tích tụ thêm vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, trả lãi vay, từng bước cải thiện đời sống, nộp thuế thuận lợi, bảo đảm tăng thu cho NSNN.

Trong quan hệ hợp tác quốc tế về thuế, đã báo cáo lên Bộ Tài chính để trình Chính Phủ ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lầnvà phối hợp xây dựng các đề án cam kết thuế trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ, với IMF, WB, Nhật Bản phù hợp yêu cầu hội nhập, giải ngân các khoản vay, bảo vệ lợi ích quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế...

Theo sự chỉ đạo của Chính Phủ và Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng "Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010", trình các Đồng chí Lãnh đạo Bộ Tài chính, Chính Phủ cho ý kiến chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện trình Bộ Chính trị thông qua để triển khai thực hiện.

Thứ hai: Không ngừng đổi mới các quy trình quản lý thu thuế, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế.

Từ năm 1990, đã xây dựng và triển khai rộng rãi 10 quy trình quản lý thuế và 6 loại sổ tay nghiệp vụ cho các lĩnh vực công tác khác nhau, tổ chức 3 bộ phận (quản lý cơ sở, kiểm tra và đôn đốc thu nộp), vừa độc lập, vừa hỗ trợ nhau để đảm bảo chống thất thu đạt hiệu quả cao. Tiếp theo là đề cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở kinh doanh bằng chế độ tự tính thuế, tự kê khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, tiến tới tự nộp thuế vào Kho bạc không phải chờ thông báo của cơ quan thuế... Gần đây, đã có nhiều cải tiến nhằm giảm bớt phiền hà, khó khăn, tốn kém không cần thiết cho các Doanh nghiệp. Một số nguyên tắc, chế độ được quy định phân tán trong nhiều văn bản được hệ thống lại trong một văn bản, thuận tiện cho việc tra cứu; Nhiều chế độ mua hoá đơn, sử dụng hoá đơn tự in, miễn giảm, hoàn thuế được quy định đơn giản, rõ ràng giúp cho việc thực hiện được thuận tiện, nhanh chóng. Việc cấp mã số thuế, trả lời các vấn đề vướng mắc, kiến nghị được rút ngắn thời gian đã góp phần hạn chế tình trạng khiếu nại kéo dài. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được cải tiến, tránh được chồng chéo.

Việc áp dụng công nghệ thông tin đã phát triển rộng rãi đến tận các Cục thuế, Chi cục Thuế; kết nối mạng với Hải quan, Kho bạc Nhà nước, đã đảm bảo cung cấp thông tin, tra cứu tài liệu được nhanh chóng. Tổng cục Thuế là cơ quan Nhà nước duy nhất của Việt Nam được nhận giải thưởng "Đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao và rộng rãi nhất" do Tổ chức Công nghệ điện toán Châu Á - Thái Bình Dương trao tặng, là một trong 10 đơn vị, cá nhân tiêu biểu của cả nước được nhận giải thưởng Sao Khuê của Hiệp hội phần mềm Việt Nam tặng thưởng về thành tích đóng góp xuất sắc cho nền công nghệ thông tin Việt Nam.

Thứ ba: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ Đối tượng nộp thuế:

Tổng cục Thuế đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục-đào tạo, biên soạn nhiều bài học công dân giáo dục trong các trường học và tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế được ba triệu học sinh tham gia đã tạo được nhận thức lành mạnh về thuế cho lớp trẻ, phối hợp với nhiều đài, báo thường xuyên tuyên truyền, giải thích pháp luật thuế, từng bước góp phần nâng cao dân trí về thuế trong cơ chế thị trường, khơi dậy tinh thần tự nguyện, tự giác làm nghĩa vụ công dân. Giá trị chống thất thu và xử lý vi phạm về thuế cũng không đơn thuần chỉ tính trên số thu vào NSNN mà có ý nghĩa lớn hơn là giáo dục, răn đe, từng bước uốn nắn lệch lạc trong hành động làm giàu bằng cách trốn lậu thuế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Trong những năm gần đây, cơ quan thuế các cấp đã tăng cường các cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở, công khai, dân chủ với các nhà doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt khó khăn trong hoạt động kinh doanh, cùng tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Đã có 70-80% số kiến nghị của các doanh nghiệp được giải quyết hợp lý, hợp tình.

Nhiều Cơ quan thuế đã mở "đường dây nóng" kịp thời giải đáp hoặc tư vấn về các thủ tục kê khai, nộp thuế. Việc mở Trang thông tin điện tử, các chuyên mục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng phục vụ tốt yêu cầu nâng cao hiểu biết đầy đủ cho các Doanh nghiệp.

Thứ tư: Xây dựng được hệ thống tổ chức vững mạnh, đội ngũ cán bộ thuế được kiện toàn.

Từ năm 1990, với bộ máy được tổ chức theo hệ thống thống nhất và song trùng lãnh đạo, ngành thuế đã phát huy được sức mạnh tổng hợp từ trung ương đến cơ sở và trở thành vai trò nòng cốt trong hệ thống thu cho NSNN.

Theo Quyết định 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003, Thủ tướng chính phủ đã xác định lại cơ cấu bộ máy hợp lý hơn, thu gọn được gần 100 đầu mối tổ chức không cần thiết và thực hiện mạnh mẽ chủ trương tinh giản biên chế, rà soát lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong ngành để hoạt động đạt được hiệu quả cao hơn. Đến nay, số cơ sở của ngành thuế bao gồm: 64 Cục thuế, 598 Chi cục Thuế và trên 10.000 Đội thuế phường xã với trên 4 vạn cán bộ tạo thành guồng máy đồng bộ, bảo đảm số thu của NSNN.

Thông qua nhiều hình thức thích hợp, từ các lớp học ngắn ngày đến dài hạn, tại chức hoặc tập trung, trình độ học vấn của cán bộ đã được nâng lên rõ rệt: Năm 1990, số cán bộ có trình độ trung cấp, đại học chỉ chiếm 36, 5% tổng số cán bộ toàn ngành, đến năm 1996 là 88, 8% và năm 2004 là 92, 4%.

Song song với công tác chuyên môn từng bước nâng lên, công tác xây dựng Đảng được đặt lên hàng đầu cùng với yêu cầu củng cố các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ. Số lượng đảng viên trên 60% đội ngũ toàn ngành, đang đóng vai trò đầu tàu quan trọng trong mọi lĩnh vực công tác của ngành.

Mỗi cán bộ thuế đều thấy trách nhiệm phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, củng cố quan điểm, lập trường kiên định theo 10 điều kỷ luật của ngành, quyết tâm chống những thủ đoạn trốn lậu thuế tinh vi, từ mua chuộc, dụ dỗ đến đe doạ, chống đối. Sự hy sinh của các liệt sỹ Phan Huy Sơn (Nghệ An), Phan Đình Thắng (Yên Bái), Trần Hữu Duyệt (Hà Tĩnh) và nhiều đồng chí đã bị thương tật là những tấm gương sáng để toàn ngành học tập về tinh thần đấu tranh không khoan nhượng, nhằm ngăn chặn bánh xe tội phạm của bọn kinh doanh trốn lậu thuế.

Ngành thuế cũng đã thực hiện các đợt thi tuyển cán bộ để trẻ hoá đội ngũ, tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng, sinh hoạt chính trị, thi tay nghề ... góp phần nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức, tác phong của cán bộ. Đồng thời tăng cường kiểm tra nội bộ, phân loại, sắp xếp cán bộ theo tiêu chuẩn, chức danh, kịp thời khen thưởng, biểu dương người tốt, việc tốt; đồng thời sàng lọc, sa thải những "sâu mọt" để ngành thuế ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thứ năm: Đẩy mạnh phong trào thi đua toàn diện và liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

Phong trào thi đua được phát động thường xuyên, liên tục với nội dung phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, có sơ kết, tổng kết qua từng năm, 6 tháng, quý, tháng, với nhiều hình thức khen thưởng thích hợp.

Gần đây ngành thuế đã gắn được phong trào thi đua trong nội bộ với phong trào thi đua của các Doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ thuế. Vì vậy, từ 2002, mỗi năm ngành thuế đã tổ chức các Hội nghị tuyên dương, khen thưởng cho hàng trăm tổ chức, cá nhân, lựa chọn từ tất các các tỉnh, thành, được Nhà nước, Chính Phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tôn vinh vừa sản xuất, kinh doanh giỏi, vừa làm tốt nghĩa vụ nộp thuế. Đây là nguồn động viên cổ vũ các Doanh nghiệp thi đua hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ với Nhà nước, gây thành phong trào thi đua nộp thuế đúng, đủ, kịp thời trong các Đối tượng nộp thuế.

Trong năm 2002, Hội nghị đại biểu nữ công chức ngành thuế giỏi việc nước, đảm việc nhà và trao các phần thưởng của Bộ Tài chính, của Tổng cục Thuế cho 683 chị, đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các Đồng chí Lãnh đạo đối với nữ công chức trong phong trào thi đua "Đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, thu thuế giỏi, đảm việc nhà" và khích lệ các chị phấn đấu, vươn lên hoàn thành tốt hơn mọi sứ mạng của một phụ nữ ngành thuế.

Ngành cũng rất quan tâm đến chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần của cán bộ, viên chức trong ngành thông qua các tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao, với sự tham gia của nhiều đoàn văn nghệ, hàng trăm vận động viên, được trao nhiều huy chương vàng, bạc, đồng, đã tạo cho anh chị em tinh thần phấn khởi, tươi vui, thoải mái, thêm sức khoẻ để làm việc tốt hơn.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Từ năm 1990 đến nay, ngành thuế liên tục hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu được giao. Tổng số thuế, phí, lệ phí thu được hàng năm đều vượt mức kế hoạch được giao, năm sau tăng nhiều hơn năm trước, chiếm từ 90-95% tổng thu NSNN, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng, dành được một phần tích luỹ cho phát triển kinh tế, xã hội, góp phần giảm bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền tệ, đời sống xã hội.... Cụ thể là số thu được năm 1991 đạt 157, 4% kế hoạch được giao và vượt 72, 3% so với cùng kỳ năm trước; 1992 đạt 117, 1%, vượt 100, 5%; 1993 đạt 123%, vượt 36, 7%; 1994 đạt 105, 7%, vượt 23, 7%; 1995 đạt 100, 1%, vượt 24, 8%; 1996 đạt 107, 6%, vượt 20, 7%; 1997 đạt 102, 3%, vượt 7, 6%; 1998 đạt 100, 3%, vượt 5, 9%; 1999 đạt 114, 7%, vượt 2, 5%; 2000 đạt 121, 3%, vượt 16, 7%; 2001 đạt 118, 9%, vượt 14%; 2002 đạt 112, 4%, vượt 15%; 2003 đạt 110, 9%, vượt 15, 8%

Tỷ lệ động viên từ thuế, phí, lệ phí so với GDP ngày càng tăng: từ 13, 1% GDP năm 1991 lên 21, 6% GDP năm 2003 và 21, 8% năm 2004.

Trong quá trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, tuy gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng ngành thuế chúng tôi luôn nhận được nhiều nguồn động viên, khích lệ giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân, các Đối tượng nộp thuế... Tiêu biểu là những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ghi nhận công lao đóng góp của ngành. Cụ thể là từ năm 1992 đến nay toàn ngành thuế đã được Chủ tịch nước tặng 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 Huân chương Lao động hạng Nhất, 28 Huân chương Lao động hạng Nhì, 225 Huân chương Lao động hạng Ba, 795 Bằng khen của Chính phủ. Nhiều Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ Tài chính. Đã có 25.855 tổ chức, cá nhân nộp thuế được khen ở các cấp trong đó: 102 Bằng khen Chính phủ, 2178 Bằng khen của Bộ Tài chính, 2409 Bằng khen của Tổng cục Thuế, 5.546 Bằng khen UBND các tỉnh và thành phố, 15.631 Giấy khen của Cục thuế.



Qua 15 năm hoạt động, mặc dầu ngành thuế Nhà nước đã đạt được một số thành tích nhất định nhưng vẫn không thể tránh khỏi còn nhiều nhược điểm, cả về chính sách và tổ chức thực hiện, nên đã hạn chế thành tích của ngành.

Vinh dự được đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, chúng tôi càng thấy trách nhiệm nặng nề là phải dốc hết toàn lực của ngành, tăng cường đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, phát huy truyền thống, ưu điểm, khắc phục tồn tại, yếu kém để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao mới, xứng đáng với phần thưởng cao quý, cũng như sự quan tâm, tin tưởng, mong mỏi của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, của Bộ Tài chính, các cấp, các ngành và nhân dân cả nước. Được vũ trang bằng quan điểm, lập trường cách mạng kiên định, phấn đấu theo lý tưởng của Bác Hồ, làm việc vì dân, mỗi cán bộ thuế nguyện quyết tâm tăng cường tu dưỡng, rèn luyện, tìm tòi, học hỏi, không ngừng nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn ngang tầm cao của nhiệm vụ mới vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Một lần nữa chúng tôi xin cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ quý báu của các Qúy vị đối với chúng tôi trong thời gian qua, và hy vọng, tin tưởng sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ, sự hợp tác có hiệu quả hơn trong thời gian tới, để ngành thuế hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý vị đại biểu, các đồng chí, các bạn có mặt hôm nay dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, mọi việc thành đạt.


Hà nội, ngày 25 tháng 8 năm 2004

nguồn : gdt.gov.vn

trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?