Thứ Ba, 2 tháng 11, 2004

Quản lý thuế thu nhập cao đối với cá nhân "đặc thù": Hoàn thuế phải có “đơn”

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào

Ngày 29/10/2004, Tổng cục Thuế đã tổ chức cuộc gặp với các cơ quan quản lý, tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, nghệ sỹ, vận động viên... trao đổi, góp ý xung quanh vấn đề thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao (tạm gọi là thuế TNC). Phóng viên TBTCVN đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Cúc- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xung quanh vấn đề này.

Thưa bà, đối tượng nộp thuế TNC là khá rộng, nhưng khách mời của cuộc gặp gỡ lần này lại chỉ thu h‹p với một số đối tượng trên, bà có thể giải thích tại sao?

Vì những đối tượng này là có đặc thù khi tính thuế thu nhập cá nhân có TNC. Chúng ta biết rằng, Pháp lệnh Thuế đối với cá nhân có TNC sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7/2004, các đối tượng này được khấu trừ 25% khi tính thu nhập chịu thuế.

Đặc thù của các hoạt động này là nghề nghiệp của các cá nhân gắn với độ tuổi trẻ, sức khoẻ, có thanh sắc và sự cống hiến ở một độ nhất định. Lúc đó họ có thể có thu nhập rất cao. Nhưng khi hết độ tuổi, hết khả năng trong một giai đoạn ngắn, thu nhập của họ cũng không còn như trước. Nhưng phần thu nhập cao này lại không được tham gia bảo hiểm, mà chỉ tham gia bảo hiểm từ đơn vị hưởng lương với mức lương "cơ bản" nhất định. Vì vậy, thời gian khi không còn thu nhập cao nữa, họ sẽ phải tự bảo hiểm cho mình. Vì lý do này, Pháp lệnh thuế TNC sửa đổi đã cho phép trừ 25%, khi tính thu nhập chịu thuế.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Một đặc thù nữa, các đối tượng này (như ca sỹ) là hoạt động ở nhiều nơi. Việc tổ chức quản lý thu nộp khá phức tạp. Vì vậy chúng tôi mời tất cả các đơn vị quản lý ở đây, để họ hiểu rằng, các đơn vị tổ chức, quản lý hoạt động biểu diễn, thể thao... có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế. Các công ty, đơn vị tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể thao có vai trò rất quan trọng; cụ thể họ là người tạm khấu trừ tiền thuế khi chi trả thu nhập.

- Nhiều người đặt vấn đề, khi nộp thừa tiền thuế, cơ quan thuế phải trả lại cho người có thu nhập là lẽ đương nhiên theo quy định. Nhưng tại sao khi muốn được hoàn thuế, người nộp thuế thu nhập lại phải làm đơn?

- Chúng ta nên hiểu khái niệm "đơn" ở đây không phải là để "xin" được trả lại thuế nộp thừa. Thực chất đây là việc xác định thông tin để cơ quan quản lý thuế có cơ sở, biết được phải hoàn thuế cho ai. Tạm nộp là việc đã làm, nhưng làm sao để biết được mình đã nộp quá số phải nộp (hoặc không phải nộp). Sau khi tổng hợp thuế (quyết toán thuế cuối năm), có người phải nộp thêm. Ngược lại, có người tổng hợp các thu nhập lại nhận thấy mình không tới mức phải nộp hoặc không nộp tới mức đã bị khấu trừ. Lúc đó (cuối năm) mới biết là mình không phải nộp và lúc đó, cần thiết phải có đề nghị để cơ quan thuế biết và hoàn trả lại số thuế đã nộp thừa. Nếu không có đề nghị đó, có thể cơ quan thuế không biết phải hoàn trả hay phải đề nghị người đó nộp thêm. Người nộp thuế là người tự tính, tự xác định về nghĩa vụ thuế của mình.

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Ở các nước cá nhân có tài khoản riêng, khi nộp thuế, người ta khấu trừ vào tài khoản nộp thuế. Khi quyết toán, cơ quan thuế sau khi tổng hợp, nếu phải hoàn trả sẽ tự động chuyển vào khoản cá nhân của người nộp được hoàn thuế. Tuy nhiên, ở ta chưa có điều kiện này nên người nộp phải có văn bản đề nghị, điền tên vào để xác định thông tin, làm cơ sở hoàn thuế.

Thủ tục kê khai, tự xác định xem mình có là đối tượng nộp thuế TNC hay không, có nộp thừa hay không để đề nghị được hoàn trả... liệu có quá phức tạp với đối tượng quá rộng là các cá nhân (khi mà ngay cả việc quyết toán đối với các DN- đã được tập huấn rất nhiều, cũng không xuể, chưa đủ...)?

Trong dự thảo hướng dẫn, chúng tôi đã phân loại 2 đối tượng: Đối với những người thu nhập từ tiền công từ một đơn vị chi trả đơn thuần thì khá đơn giản. Ví dụ: Liên doanh Dầu khí Việt- Xô có 6000 lao động, thu nhập chỉ do tiền lương và tiền công từ DN chi trả. Bộ phận kế toán sẽ khấu trừ, tính toán và thành lập một bảng kê chung. Từng người không phải lập tờ khai riêng. Tóm lại, bộ phận kế toán của DN sẽ giúp họ kê khai thuế, gửi tới cơ quan thuế.

Đối với thu nhập của các cá nhân thuần tuý, cá nhân đó sẽ được cấp một mã số thuế. Nếu cá nhân đó làm việc ở nhiều nơi (nhiều đơn vị chi trả), các đơn vị chi trả sẽ thực hiện khấu trừ 10% (đối với các khoản từ 500.000 đ/lần trở lên). Sau khi tổng hợp lại vào cuối năm, họ sẽ tập hợp các chứng từ tạm khấu trừ thuế từ các đơn vị này và làm kê khai, quyết toán với cơ quan thuế...

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Với những cá nhân như ca sỹ, cầu thủ... có rất nhiều lần hoạt động biểu diễn, thi đấu ở khắp nơi, với rất nhiều chứng từ tạm khấu trừ thuế TNC, đến cuối năm, đối với họ việc quyết toán thuế trở nên quá phức tạp và mất thời gian. Liệu mỗi người trong số họ có cần một kế toán riêng cho mình?

- Đúng vậy, nhưng không nhất thiết phải có kế toán riêng. Ở một số nước đã thành lệ, vấn đề dịch vụ kê khai thuế đã khá phổ biến. Hoặc đối với những người rất nổi tiếng, thu nhập rất cao, họ cũng có cho mình những người quản lý riêng. Người quản lý sẽ biết rằng, trong năm thu bao nhiêu, chi bao nhiêu, tổng hợp... và thuế là bao nhiêu?...

Còn đối với các cá nhân khác, họ sẽ phải giữ lại các chứng từ tạm khấu trừ thuế. Nếu người ta không quan tâm (chỉ biết là đã trừ 10%) coi đó là xong, cơ quan thuế sẽ kiểm tra. Nếu mức thuế khởi điểm phải nộp lớn hơn số đã tạm khấu trừ thuế, cơ quan thuế sẽ truy thu số thuế thiếu. Nếu cá nhân đó nộp thừa và người nộp thuế quên, cơ quan thuế tổng hợp phát hiện, cũng sẽ thực hiện hoàn trả.

Thực tế, việc quản lý thuế TNC ở Việt Nam hiện nay liệu đã đáp ứng với các tính toán trên, và biện pháp quản lý của cơ quan thuế sẽ là thế nào?

kế toán hà nội - công ty dịch vụ kế toán hà nội đã phát triển như thế nào
Thực tế hiện nay ở ta những trường hợp giao dịch trong các hoạt động nghệ thuật, thể thao... (đặc thù) vẫn chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt. Cơ quan thuế chưa xác định chính xác được toàn bộ thu nhập thực tế của các cá nhân. Chúng tôi đang tiến hành xây dựng chương trình quản lý dữ liệu của các cá nhân. Ví dụ: Quản lý dữ liệu thông tin về một ca sỹ A, sẽ có mã số thuế riêng; biểu diễn ở những địa phương nào, địa điểm nào; thu nhập mỗi cuộc là bao nhiêu; đã khấu trừ bao nhiêu... Có một hệ thống dữ liệu như vậy sẽ giúp quản lý thuế rất hiệu quả. Tuy vậy, điều này còn đòi hỏi phải có thời gian.

Song việc quản lý thuế của chúng ta phải kết hợp dựa trên tính tự giác của các cá nhân, của các ông bầu, đơn vị quản lý, tổ chức hoạt động biểu diễn, thi đấu với cơ quan thuế. Tuy nhiên, nếu sau khi chúng ta đã tổ chức tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn, động viên các đối tượng nộp thuế TNC thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước mà các cá nhân nào đó vẫn không thực hiện nghiêm chỉnh, thì phải có các chế tài xử lý như đã quy định trong Pháp lệnh.

Xin cảm ơn bà!

nguồn : gdt.gov.vn
trung tâm kế toán tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài Xem Nhiều Nhất

Lưu trữ Blog

^ Back to Top
1
Bạn cần hỗ trợ?